Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Chiều 1-2 (tức mùng 4 Tết), vợ chồng anh Bùi Doãn Tuấn (thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) đã ra vườn thu hoạch ớt. Gần 1 tuần không thu hái, 3 sào ớt sau vườn nhà anh đã chín đỏ. Nhiều quả ớt đã chín héo, giảm trọng lượng do thời điểm Tết anh không thuê được nhân công, các đại lý cũng ngừng thu mua.

anh-tuan-thu-hai-ot-ngay-ngay-dau-xuan.jpg
Anh Bùi Doãn Tuấn (thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) thu hoạch ớt. Ảnh: A.H

Anh Tuấn cho biết: “Tôi trồng 250 cây chanh ghép trong vườn. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chanh khoảng 14 tháng. Trong thời gian này, tôi trồng xen vụ ớt khoảng 7-8 tháng; nếu kịp thì trồng thêm 1 vụ la gim nữa rồi bắt tay vào thu hoạch chanh.

Với 3 sào ớt, gia đình dự kiến thu được khoảng 6-7 tấn ớt tươi. Với giá ớt hiện tại là 26 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi khoảng 100 triệu đồng”.

Ngoài trồng chanh và xen canh các loại rau quả trên diện tích đất của gia đình, anh Tuấn còn thuê thêm 2 sào đất để trồng cây ngắn ngày.

“Hiện tại, tôi trồng cà pháo và cà ngọt. Thu hoạch xong đợt cà pháo này, tôi tiếp tục trồng cải bắp và cải xanh. Nông dân lo nhất là thời tiết cực đoan và giá cả bấp bênh. Vậy nên, chúng tôi chỉ cầu mong mưa thuận gió hòa và không gặp cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”-anh Tuấn gửi gắm hy vọng.

Tranh thủ cắt cành, tỉa chồi vườn cà phê ngay sau Tết Nguyên đán, anh Dương Văn Hùng (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) cho biết: Đầu năm 2024, gia đình anh thuê lại 600 cây cà phê đang kinh doanh của người khác. Vì chủ vườn ở xa, không có thời gian đầu tư chăm sóc nên vườn cây bị mất sức.

“Tôi tranh thủ cắt cành, tỉa chồi cho xong để bắt tay vào tưới đợt 2. Năm nay, thời tiết thay đổi, không khí lạnh kéo dài, thời điểm cây cà phê đang cương nụ, chuẩn bị bung hoa lại bị sương mù nên có khả năng ảnh hưởng đến năng suất”-anh Hùng cho biết thêm.

1anh-hung-tranh-thu-tia-choi-cat-canh-cay-ca-phe.jpg
Anh Dương Văn Hùng (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) tranh thủ tỉa chồi, cắt cành cây cà phê. Ảnh: Anh Huy

Hiện nay, giá cà phê trên thị trường dao động ở mức 120-128 ngàn đồng/kg nhân.

“Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, khi giá cà phê tăng cao nhưng không còn để bán, năm nay, tôi còn trữ 2,2 tấn cà phê nhân. Hy vọng ra Tết, giá tiếp tục tăng, bù lại cho phần năng suất giảm. Tôi hy vọng giá cà phê ổn định để nông dân yên tâm bám vườn, tập trung đầu tư chăm sóc”-anh Hùng kỳ vọng.

Cùng với trồng cà phê, cuối năm 2024, anh Hùng thuê 5 sào đất với giá 10 triệu đồng/năm để trồng dâu nuôi tằm. “Tôi đã nghiên cứu về quy trình nuôi và tham quan các mô hình hiệu quả trước khi bắt tay vào thực hiện.

Vì nuôi trực tiếp trên sàn xi măng nên tôi luôn chú ý đến khâu vệ sinh, phòng bệnh. Đến nay, tôi đã bán được 2 lứa tằm và chuẩn bị giống cho đợt tiếp theo. Một hộp tằm giống, tôi mua với giá 1 triệu đồng, nuôi khoảng 20 ngày thì xuất bán tằm kén. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi khoảng 10 triệu đồng”-anh Hùng phấn khởi cho hay.

Với trang trại chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Thuận (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) phấn đấu trong năm 2025 sẽ xây dựng thành công 2 sản phẩm OCOP mới gồm rượu sâm, nhung hươu Huy Thuận và nhung hươu tán bột Huy Thuận. Đây đều là những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao.

Trước đó, sản phẩm nhung hươu ngâm mật ong Huy Thuận đã đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021 và được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022.

“Trang trại luôn duy trì hơn 50 con hươu, nai vừa để bán con giống ra thị trường, vừa khai thác nhung để chế biến thành các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng”-anh Thuận thông tin

…Một mùa xuân nữa đã về mang theo nhiều niềm tin và hy vọng. Tin rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm ngay từ những ngày đầu năm, nhiều nông dân sẽ gặt hái được thành công, ghi tên vào danh sách những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương và tiếp tục góp sức xây dựng quê hương, đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null