Những tỷ phú cựu chiến binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, những năm qua, nhiều cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh Gia Lai đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn để làm giàu và góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

1. Sau hơn 20 năm lập nghiệp trên mảnh đất Tây Nguyên, cuộc sống của gia đình CCB Hoàng Văn Tứ (thôn 4, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) đã cải thiện rõ nét. Ông Tứ kể: Năm 2002, khi mới vào Gia Lai, cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn. Đến năm 2005, được địa phương tạo điều kiện, ông vay 18 triệu đồng từ ngân hàng mua 2 sào đất dựng tạm căn nhà kết hợp đầu tư nấu rượu, nuôi heo và ươm cây giống. Ngoài ra, ông còn đảm nhận thêm vai trò Công an viên của xã.

“Trước khi vào Gia Lai, tôi có 3 năm học Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp tại Ninh Bình. Do có kinh nghiệm nên sau khi tích lũy được một số vốn, vợ chồng tôi quyết định nghỉ nấu rượu, nuôi heo và dồn hết đầu tư mở rộng quy mô vườn ươm. Đến nay, gia đình có 3 vườn ươm cây giống tại 2 xã Ia Khươl và Hòa Phú với tổng diện tích hơn 6,6 sào, mỗi năm bán ra thị trường hơn 60.000 cây giống cao su, cà phê và cây ăn quả. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Nhờ đó, năm 2011, gia đình đã xây được căn nhà khang trang trị giá hơn 700 triệu đồng và có điều kiện nuôi các con ăn học đủ đầy”-ông Tứ phấn khởi cho biết.

Ông Hoàng Văn Tứ (bìa trái) đưa hội viên cựu chiến binh tham quan vườn ươm cây giống của gia đình. Ảnh: N.H

Ông Hoàng Văn Tứ (bìa trái) đưa hội viên cựu chiến binh tham quan vườn ươm cây giống của gia đình. Ảnh: N.H

Hiện nay, ông Tứ tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Văn Bình-Chủ tịch Hội CCB xã Hòa Phú-nhận xét: Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Tứ còn thường xuyên giúp đỡ hội viên cũng như người dân trên địa bàn về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây. Ông cũng xuống tận vườn hướng dẫn cho bà con trồng cây giống, chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả. Vì thế, ông Tứ nhiều lần được Trung ương Hội CCB Việt Nam và Hội CCB các cấp trong tỉnh khen thưởng vì có thành tích trong sản xuất kinh doanh giỏi.

Còn anh Rơ Châm Than (làng Pôk, xã Ia Khươl) thì chia sẻ: “Hơn 2 năm nay kể từ khi vào làm công cho ông Tứ, gia đình tôi có thu nhập ổn định với mức 5 triệu đồng/tháng. Không những vậy, ông Tứ còn bán cây giống trả chậm với giá rẻ, chia sẻ kinh nghiệm giúp gia đình tôi lần lượt trồng được 2 ha cao su và 3 sào cà phê”.

2. Cựu chiến binh Thái Minh Long (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) cũng là một trong những điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi. Sau 4 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia, năm 1988, ông Long trở về quê hương An Nhơn (tỉnh Bình Định) sinh sống.

Năm 2000, gia đình ông lên xã Ia Băng lập nghiệp. Ban đầu, ông làm nghề buôn bán phụ tùng máy nổ, sau đó, chuyển sang buôn bán cà phê, rồi kinh doanh thêm phân bón. Tuy công việc kinh doanh có lúc thăng trầm nhưng nhờ nhanh nhạy trong việc dự đoán tình hình thị trường và khéo léo trong việc luân chuyển nguồn vốn nên ông duy trì được nguồn thu nhập ổn định. Những năm gần đây, nhờ mở rộng quy mô kinh doanh nông sản và phân bón, mỗi năm, gia đình ông lãi hơn 1 tỷ đồng.

Ông Long đang triển khai dự án kinh doanh khác để cải thiện thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Ông Long đang triển khai dự án kinh doanh khác để cải thiện thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Đặc biệt, ông Long thường xuyên giúp người dân trên địa bàn xã mua phân bón trả chậm không tính lãi. Cùng với đó, hàng năm, ông dành 150-200 suất quà để tặng người nghèo, mỗi suất trị giá 100-150 ngàn đồng. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh (2-9), ông tặng 500 suất quà cho người nghèo trên địa bàn xã, mỗi suất quà trị giá 100 ngàn đồng.

Nhận xét về ông Long, ông Nguyễn Văn Hoàng-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Băng-khẳng định: “Cựu chiến binh Thái Minh Long là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh giỏi ở xã. Ông có lối sống giản dị, khiêm tốn và luôn biết sẻ chia khó khăn với người dân trên địa bàn, đặc biệt là người nghèo tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số của xã”.

3. Tại thôn 6 (xã Ia Blang, huyện Chư Sê), CCB Nguyễn Văn Thái cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân bởi tinh thần vượt khó trong lao động sản xuất và có nhiều đóng góp cho các phong trào, hoạt động ở địa phương. Ông Thái cho biết: Năm 1977, ông theo bố mẹ vào xã Ia Blang lập nghiệp. Năm 1988, sau khi lập gia đình được 1 năm, ông tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia đến năm 1989 thì bị thương rồi được đưa về Đà Nẵng điều trị, sau đó trở về lại Ia Blang sinh sống. Thời điểm ấy, vợ chồng ông được bố mẹ cho 1 ha đất trống. Nhờ chí thú làm ăn, đến nay, gia đình ông có 2 ha sầu riêng, 3 ha cà phê. Đồng thời, ông còn kinh doanh thêm nông sản. Mỗi năm, gia đình ông lãi hơn 1 tỷ đồng.

Kinh tế phát triển, ông có điều kiện nuôi 3 người con học đại học. Ông cũng tích cực ủng hộ kinh phí để địa phương tổ chức các phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, hỗ trợ hộ nghèo khi khó khăn, trung bình mỗi năm khoảng gần 10 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho hay: Ông Thái là tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi và là hộ tiêu biểu trong tham gia, đóng góp cho sự phát triển của các phong trào, hoạt động ở địa phương; vận động Mạnh Thường Quân tham gia ủng hộ gia đình nghèo. Với những nỗ lực của mình, ông Thái nhiều lần được Hội CCB huyện, xã biểu dương, khen thưởng và xã cũng thường xuyên tuyên dương để người dân trên địa bàn học tập, làm theo.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

(GLO)-Những năm qua, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (tỉnh Gia Lai) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố cháy nổ.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

null