Cựu chiến binh Chư Păh giúp nhau vươn lên trong cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông qua các phong trào tương thân tương ái, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, Câu lạc bộ Cựu chiến binh (CCB) sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Păh đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Păh được thành lập năm 2014. Đến nay, Câu lạc bộ đã phát triển được 8 câu lạc bộ trực thuộc tại các xã, thị trấn với 109 hội viên. Ông Nguyễn Duy Cường-Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện-cho biết: Thời gian qua, các câu lạc bộ trực thuộc đã có nhiều hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát và cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, hội viên các câu lạc bộ hiện làm chủ 59 mô hình gia trại trồng trọt, chăn nuôi với diện tích hơn 236 ha. Các mô hình giúp hội viên có nguồn thu nhập 300-700 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Duy Cường (bìa phải)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Păh tham quan mô hình trồng cây ăn quả của CCB Đặng Thanh Vân. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Duy Cường (bìa phải)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Păh tham quan mô hình trồng cây ăn quả của CCB Đặng Thanh Vân. Ảnh: L.N

Từ năm 2018 đến nay, các câu lạc bộ đã xây dựng quỹ nội bộ do hội viên đóng góp được trên 700 triệu đồng để vừa chi phí hoạt động, vừa giúp hội viên CCB khó khăn vay vốn xoay vòng với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Kết quả, 6 hội viên CCB đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ phối hợp với Hội CCB huyện hỗ trợ làm 4 nhà “Nghĩa tình đồng đội” với tổng kinh phí 100 triệu đồng; đóng góp 22,9 triệu đồng, hàng trăm ngày công, hiến 1.000 m2 đất xây dựng nông thôn mới, lắp hệ thống điện chiếu sáng đường quê, camera an ninh.

Cựu chiến binh Đặng Thanh Vân (tổ 1, thị trấn Phú Hòa) chia sẻ: Gia đình ông có 2,5 ha đất trồng 800 cây cà phê, 1.000 cây ổi, 200 cây nhãn, 200 cây vải, 150 cây vú sữa, 70 cây dừa. Ngoài ra, ông còn đào 6.000 m2 ao để vừa lấy nước tưới cho cây trồng, vừa nuôi cá. Đồng thời, ông phát triển mô hình chăn nuôi gà, mỗi năm xuất bán khoảng 30-40 ngàn con giống và 2-3 ngàn con gà thịt. Với mô hình kinh tế tổng hợp, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu lợi nhuận 500-700 triệu đồng/năm.

“Sinh hoạt trong Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi thị trấn Phú Hòa, chúng tôi cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ để góp phần nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình. Câu lạc bộ còn thành lập tổ tư vấn kỹ thuật phụ trách hỗ trợ 40 hộ dân làng Krái trong việc quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng; tặng 100 cây cà phê, 30 cây sầu riêng giống cho 6 hội viên và 5 hộ nghèo làng Krái. Ngoài ra, riêng tôi hỗ trợ cho CCB Rơ Châm Jun (làng Krái) 70 cây ổi giống và hướng dẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình”-ông Vân chia sẻ.

Cựu chiến binh Siu Trung (làng Doch 1, xã Ia Kreng) là 1 trong 4 hội viên được Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện và Hội CCB huyện hỗ trợ 25 triệu đồng để xây nhà “Nghĩa tình đồng đội”. Ông Trung cho hay: “Gia đình tôi thiếu đất sản xuất, thiếu vốn để làm ăn nên phải đi làm thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cuộc sống gia đình khó khăn không có điều kiện để làm nhà. Nếu như không có sự hỗ trợ Hội CCB huyện và Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện thì đến bây giờ, gia đình tôi cũng chưa thể xây được ngôi nhà khang trang, kiên cố để ở. Đây là điểm tựa để gia đình an tâm làm ăn phát triển kinh tế, nuôi con cái học hành. Tôi cảm ơn các đồng chí, đồng đội đã giúp đỡ gia đình”.

Gia đình CCB Prih (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ver) được hỗ trợ nhà Nghĩa tình đồng đội. Ảnh: Lê Nam

Gia đình CCB Prih (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ver) được hỗ trợ nhà Nghĩa tình đồng đội. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, CCB Prih (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) bộc bạch: “Năm 2022, gia đình tôi được Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi huyện và Hội CCB huyện hỗ trợ xây nhà “Nghĩa tình đồng đội”. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của đồng chí, đồng đội và chính quyền địa phương, người thân trong gia đình, giờ đây, tôi đã có được ngôi nhà mới để ở. Đây là động lực để gia đình tôi vươn lên trong cuộc sống”.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Thái-Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Păh-cho biết: Thời gian qua, các câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi đã triển khai nhiều mô hình hay, hiệu quả trong phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động là con em hội viên và lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

“Thời gian tới, các câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi cần tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào “CCB gương mẫu”, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tích cực hỗ trợ nhau ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để cùng làm giàu, giúp các hội viên khó khăn vươn lên thoát nghèo; triển khai hiệu quả phong trào “2 xóa, 3 giúp, 3 mô hình”. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động thành lập câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi tại các xã Ia Phí, Ia Kreng, Đak Tơ Ve, Chư Đang Ya, Hà Tây”-Phó Chủ tịch Hội CCB huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.