Vốn vay ưu đãi giúp cựu chiến binh thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh Gia Lai đã xây dựng 607 tổ tiết kiệm và vay vốn ưu đãi, với 26.827 hội viên thuộc diện hộ nghèo vay hơn 1.129 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh, tăng hơn 2.000 hộ, hơn 100 tỷ đồng so với năm 2021.

Ông Nay Hứ-Chủ tịch Hội CCB tỉnh-cho biết: “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi mà CCB có thêm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Khi kinh tế gia đình ổn định, các CCB càng nhiệt tình tham gia công tác Hội và các phong trào thi đua yêu nước. Các cấp Hội CCB tiếp tục phối hợp với các cơ quan, Ngân hàng CSXH quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng, góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Ông Nguyễn Văn Thông-Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng (TP. Pleiku, bìa trái) hướng dẫn hội viên Lê Tuấn Vũ (thôn Ia Rok) sử dụng vốn vay ưu đãi đầu tư chăm sóc các loại cây trồng. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Văn Thông-Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng (TP. Pleiku, bìa trái) hướng dẫn hội viên Lê Tuấn Vũ (thôn Ia Rok) sử dụng vốn vay ưu đãi đầu tư chăm sóc các loại cây trồng. Ảnh: Hoàng Cư

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn vay ưu đãi, kiên quyết không để hội viên phải vay “tín dụng đen”, Hội CCB tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn; đồng thời tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH và các tổ chức, cơ quan liên quan hỗ trợ hội viên tiếp cận thông tin các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, các chương trình cho vay vốn của Chính phủ, hỗ trợ hội viên diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, các cấp Hội tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên thi đua lao động sản xuất, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn tham gia sinh hoạt đầy đủ, phấn đấu 100% tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, không nợ quá hạn… Nguồn vốn ưu đãi phục vụ nhu cầu CCB trong tỉnh vay ngày càng tăng, không bị xâm tiêu, chiếm dụng trái quy định, tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn kiểm soát.

Ông Ksor Thinh (làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho biết: “Năm 2020, mình được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ia Grai cho vay 50 triệu đồng để cải tạo ruộng lúa và chăm sóc rẫy cà phê. Có vốn, mình đầu tư chăm sóc hơn 1 ha cà phê cho năng suất, chất lượng tốt. Mình cũng kịp thời mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chăm bón để ruộng lúa phát triển tốt. Nguồn vốn ưu đãi đã giúp nhà mình thoát nghèo, không phải bán đất đai, cầm cố tài sản”.

Còn ông Nguyễn Văn Thông-Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng (TP. Pleiku) thì thông tin: “Hội CCB phường Chi Lăng có 24 hộ hội viên được vay 960 triệu đồng vốn ưu đãi để cho con cháu ăn học, chăm sóc cà phê, chăn nuôi. Qua kiểm tra, các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, thanh toán sòng phẳng, không nợ nần dây dưa. Riêng cá nhân, tôi vay 40 triệu đồng từ năm 2020 đến năm 2025. Sau 3 năm, tôi đã hoàn trả vốn cả gốc lẫn lãi đầy đủ”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh-thông tin: “Trong đợt kiểm tra mới đây, Ngân hàng CSXH Việt Nam nhận thấy các cấp Hội CCB trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, các cơ quan chức năng và liên quan để lập hồ sơ vay vốn, tổ chức bình xét hộ vay, giám sát khi giải ngân, theo dõi việc sử dụng, thu hồi… đúng quy trình, quy định, phát huy hiệu quả. Nhờ đó, chất lượng hoạt động tín dụng luôn được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể. Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục chỉ đạo các phòng giao dịch nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được thụ hưởng tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

null