Cựu chiến binh tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Nguyễn Văn Thiện (SN 1964, trú tại thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) còn tích cực đóng góp cho tổ chức, giúp đỡ người dân địa phương.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1985, ông Thiện trở về quê nhà xây dựng gia đình với bà Phạm Thị Bí (ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Ông bà chung sống với nhau rất hạnh phúc và sinh được 2 người con.

Quê nhà đất chật người đông, cuộc sống có phần khó khăn nên năm 2000, ông Thiện tạm biệt vợ con theo các bạn vào Gia Lai làm kinh tế. Sau một thời gian, ông quyết định lập nghiệp ở thôn 4, xã Trà Đa. “Khi đó, vùng này rất khô cằn, cây cối thưa thớt, vắng bóng người đi lại. Nhưng có cái lợi là nơi này tương đối bằng phẳng, gần quốc lộ 14, vùng trũng trồng được lúa nước 2 vụ, đặc biệt bà con nơi đây chất phác, thật thà"-ông Thiện nói.

Bắt tay gầy dựng, ông dùng 50 triệu đồng mua khu đất đồi rồi tự mình làm căn nhà nhỏ để ở và tiếp tục cải tạo đất để trồng trỉa, làm thêm lúa nước với phương châm "lấy ngắn nuôi dài".

Một thời gian sau, ông Thiện về quê nhà đón vợ con vào định cư lâu dài. Để cải tạo đất, gia đình ông dày công đào các hố tích nước dưới chân đồi, áp dụng tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, dùng phân xanh để bón cho vườn cây. Lúc cao điểm mùa khô, ông dùng rơm rạ, bã thực vật ủ xung quanh gốc cây trồng, trồng cây chắn gió hạn chế ngã đổ, duy trì độ ẩm. Cách làm này không chỉ tiết kiệm chi phí nước tưới, phân bón mà còn cải tạo và tăng cường độ phì nhiêu cho đất. Vườn cây vì thế mà sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, ít sâu bệnh hại.

Anh Nguyễn Văn Thiện (bìa phải) trao đổi kinh nghiệm trồng cây lâu năm với bạn làm vườn tại thôn 4, xã Trà Đa, TP Pleiku. Ảnh: Hoàng Cư

Anh Nguyễn Văn Thiện (bìa phải) trao đổi kinh nghiệm trồng cây lâu năm với bạn làm vườn tại thôn 4, xã Trà Đa, TP Pleiku. Ảnh: Hoàng Cư

Đến nay, gia đình ông Thiện sở hữu 8,5 ha cà phê, sầu riêng, bơ, mít… Ngoài diện tích này, ông còn nhận khoán gần 6 ha cà phê của một số hộ lân cận. Trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu hơn 1 tỷ đồng/năm. “Mức thu nhập này là cao nhất vùng. Mô hình sản xuất của anh Thiện thu nhận hàng chục lao động địa phương lúc cao điểm. Anh cũng nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả cũng như cách thức tiêu thụ nông sản cho bà con”-ông Kpă Ki (làng Ring Rai) nhận xét.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, ông Thiện còn đi đầu thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; tích cực đóng góp kinh phí để tặng quà cho thanh niên lên đường nhập ngũ, gia đình khó khăn. Năm 2022, ông ủng hộ gần trăm triệu đồng để làm đường trong thôn và tặng hàng chục suất quà cho hộ nghèo, bệnh tật trị giá hơn 20 triệu đồng.

Với những thành tích đạt được, năm 2015, ông Thiện được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động từ năm 2010 đến 2015.

Ông Nguyễn Kỳ Ngộ-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Pleiku-đánh giá: “Ông Thiện là cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, ai cũng nể phục. Ông cũng đi đầu trong các hoạt động và phong trào của Hội. Tấm gương sáng của ông đáng để cán bộ, hội viên và người dân địa phương học tập noi theo".

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.