Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

1. Nhắc đến tên ông Phạm Quốc Trưởng, không chỉ người dân thôn 6 mà cả xã Ia Tô đều biết. Bởi chỉ trong hơn 10 năm qua, cuộc sống của gia đình ông đã thay đổi ngoạn mục. Từ chỗ phải vất vả làm thuê kiếm sống, gia đình ông đã trở thành tỷ phú với thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.

Nhớ về những ngày tháng gian khó của mình, ông Trưởng cho hay: “Năm 1996, tôi từ tỉnh Hải Dương vào thăm người thân đang làm công nhân tại Nông trường Cà phê Ia Châm (xã Ia Tô). Vào đây, tôi thấy đất đai rất màu mỡ, khí hậu mát mẻ và những người trồng cà phê có cuộc sống khá ổn định. Trong khi ở ngoài Bắc, gia đình tôi chỉ trồng lúa, cuộc sống rất khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định đưa gia đình vào đây lập nghiệp”.

Ông Phạm Quốc Trưởng (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: H.D

Ông Phạm Quốc Trưởng (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: H.D

Thời gian đầu vào xã Ia Tô, vợ chồng ông xin vào làm công nhân tại Nông trường Cà phê Ia Châm. Đồng thời, vợ chồng ông gom góp hết số tiền bán tài sản ở ngoài Bắc để mua 7 sào đất trồng cà phê. Sau khoảng 2 năm trồng cà phê, gia đình ông không còn tiền để đầu tư và lại lâm vào khó khăn chồng chất.

“Ngoài thời gian đi làm công nhân, cứ đến thứ bảy, chủ nhật, vợ chồng tôi lại đưa theo con nhỏ đi đào hố cà phê thuê. Trong lúc chúng tôi đào hố, con tự chơi dưới bóng mát của cây cà phê, chơi mệt thì tự nằm ngủ...

Nhiều lúc nhìn con mà nước mắt tôi chảy dài. Lúc đó, tôi càng quyết tâm, tự nhủ trong lòng sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi cảnh nghèo”-ông Trưởng hồi tưởng những ngày đầu vào Ia Tô lập nghiệp.

Khi vườn cà phê cho thu hoạch, gia đình ông Trưởng mới tạm thoát khỏi cảnh “giật gấu vá vai”. Sau đó, ông bán 7 sào cà phê đang canh tác được 70 triệu đồng rồi vay mượn thêm khoảng 150 triệu đồng để mua khu rẫy 1,4 ha đã trồng sẵn cà phê tại thôn 6 với giá 450 triệu đồng (chủ vườn cho nợ một nửa). Năm 2010, ông trồng xen 100 cây sầu riêng vào vườn cà phê. Miệt mài suốt 2 năm, ông đã trả xong nợ nần.

Nói về lý do trồng sầu riêng thời điểm đó, ông Trưởng cho biết: “Tuy lúc đó, sầu riêng chưa có giá như bây giờ nhưng cũng là cây trồng cho thu nhập ổn định. Sầu riêng là loại cây khó tính, cần phải nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc. Thường thì trồng khoảng 3 năm là cây cho quả bói. Nhưng riêng vườn nhà tôi, đến năm thứ 6 vẫn chưa cho quả. Lúc đó, tôi hoang mang vô cùng.

Tôi phải đi sang Đắk Lắk và các tỉnh miền Nam để học hỏi kỹ thuật chăm sóc sầu riêng. Sau đó, cây cũng chịu ra quả, nhưng cơm sầu riêng lại trắng nên thương lái không chịu mua. May mắn, tôi được những người có kinh nghiệm hướng dẫn bón thêm kali trắng nên trái sầu riêng của gia đình đã cho cơm vàng đẹp, mềm, ngon”.

Hiện gia đình ông Trưởng sở hữu 2,5 ha cà phê trồng xen 200 cây sầu riêng, 200 trụ hồ tiêu và khoảng 20 cây chôm chôm. Hàng năm, thu nhập của gia đình ông đạt gần 2 tỷ đồng sau khi trừ chi phí. Với sự cởi mở, phóng khoáng, không “giấu nghề”, vườn sầu riêng của ông được nhiều người tìm đến để học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc.

2. Ông Nguyễn Văn Đông cũng là một điển hình vượt khó làm kinh tế giỏi của xã Ia Tô. Ông chia sẻ: “Năm 1985, khi mới 13 tuổi, tôi theo cha mẹ từ Hải Dương vào Gia Lai theo diện kinh tế mới. Khi còn nhỏ, tôi phụ cha mẹ những việc lặt vặt trong nhà, đủ tuổi thì vào làm công nhân tại Nông trường Cà phê Ia Châm. Đến lúc 20 tuổi, tôi lập gia đình. Vợ chồng tôi nhận khoán chăm sóc 2,5 ha cà phê của Nông trường.

Sau một thời gian tích góp, tôi mua được 1 ha đất để trồng cà phê. Vài năm sau, tôi vay mượn mua thêm 2 ha đất để trồng sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh và mận. Ngoài thời gian làm công nhân, vợ chồng tôi tranh thủ để chăm sóc vườn cây của gia đình”.

Nghe ông Đông kể một cách đơn giản, người ta dễ nghĩ con đường phát triển kinh tế của gia đình ông khá bằng phẳng, thuận lợi. Nhưng ông bảo: “Không có gì là dễ dàng cả!”.

Theo ông Đông, trong khi chờ vườn cây cho thu hoạch, năm 2000, ông đầu tư làm trang trại nuôi 300 đàn ong. Nhưng ông chỉ kiên trì với đàn ong được gần 7 năm, sau đó thì quyết định buông tay. “Nuôi ong cũng đòi hỏi thời gian, công sức, mà giá cả bấp bênh nên tôi quyết định dừng lại để tập trung vào vườn cà phê và cây ăn quả”-ông Đông cho hay.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Đông có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc sau nhiều khó khăn, vất vả. Ảnh: H.D

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Đông có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc sau nhiều khó khăn, vất vả. Ảnh: H.D

Việc chăm sóc cây ăn quả hoàn toàn không đơn giản vì khi quyết định trồng thì vợ chồng ông đều chưa nắm vững kiến thức, kỹ thuật, tất cả phải tự mày mò, vừa trồng vừa học. Có thời gian, vợ chồng ông chán nản, muốn bỏ cuộc khi cây không đạt năng suất, chất lượng, giá cả bấp bênh.

“Tiền đầu tư chủ yếu là vay mượn, đầu năm vay, cuối năm trả nhưng không đủ, phải chịu thua lỗ. Vợ chồng tôi liên tục động viên nhau rằng, đời người có lúc này lúc kia, mình cứ cố gắng làm, thế nào trời cũng không phụ”-ông Đông cười hiền.

Không bỏ sót lớp tập huấn nào về kỹ thuật chăm sóc cây trồng do xã tổ chức, đồng thời tự học hỏi thêm từ những người thành công trước đó, “quả ngọt” cuối cùng cũng đến với vợ chồng ông Đông.

Hàng năm, gia đình ông thu được khoảng 50 tấn cà phê tươi, 10 tấn chôm chôm, 10 tấn sầu riêng... Tổng thu nhập của gia đình ông sau khi đã trừ chi phí vào khoảng trên 1 tỷ đồng/năm.

Là người khá gần gũi với ông Trưởng và ông Đông, Phó Chủ tịch HĐND xã Nguyễn Chí Nguyên không tiếc lời khen: “Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Trưởng và ông Đông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với những ai có nhu cầu học hỏi.

Không chỉ vậy, ông Trưởng là người luôn xông xáo, kết nối bà con nông dân với các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp để có nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá cả hợp lý, chất lượng cao.

Đồng thời, ông kết nối bà con với các đại lý thu mua, giúp họ yên tâm sản xuất. Ngoài chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Trưởng và ông Đông cũng rất tích cực trong công tác xã hội tại địa phương, gương mẫu tham gia xây dựng nông thôn mới, ủng hộ các phong trào do thôn, xã phát động. Đây là những tấm gương tiêu biểu không chỉ của thôn, của xã mà còn của huyện Ia Grai”.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.