Ông Nguyễn Trọng Dũng: Tỷ phú sầu riêng ở Ia Blang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tổng kết vụ sầu riêng năm 2024, ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thu được 60 tấn quả trên 600 cây sầu riêng trồng năm thứ 5, với giá bán 84 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn cho lãi 3,5 tỷ đồng.

Để đạt được thành quả trên ông Dũng nói: Người trồng sầu riêng phải nắm vững quy trình chọn giống, chăm sóc tỉ mỉ, đúng thời điểm, mới mang lại sản lượng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) giới thiệu những quả sầu riêng thu hoạch còn sót lại, vẫn chất lượng, cơm vàng, dẻo, ngọt. Ảnh: Đinh Yến
Ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) giới thiệu những quả sầu riêng thu hoạch còn sót lại, vẫn chất lượng, cơm vàng, dẻo, ngọt. Ảnh: Đinh Yến

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây, ông Dũng-cho biết: Trước đây, diện tích 7 ha đất này, ông trồng 12.000 trụ hồ tiêu. Đến năm 2019, cây hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt rồi xóa sổ trên đất Ia Blang, ông quyết định về Bình Phước gặp những người cùng quê để tìm hiểu về cây sầu riêng. Sau 10 ngày đi khắp các vườn trồng sầu riêng ở đây, ông quyết định mua 700 cây sầu riêng giống Monthong của Thái Lan; 100 cây sầu riêng giống Ri6 về trồng.

“Người có kinh nghiệm trồng sầu riêng khuyên tôi nên trồng 2 loại giống này để giai đoạn thụ phấn hoa phối nhau cho hoa lưỡng tính, tỷ lệ đậu quả cao, trái to, tròn đẹp. Hơn nữa, 2 giống này, chất lượng quả và thị trường tiêu thụ dễ hơn so với các giống sầu riêng khác”-ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, các công đoạn làm đất, bón phân, tưới nước đến thu hoạch và chăm sóc cây sau thu hoạch phải được thực hiện bài bản, khoa học. Ông Dũng kể: Sầu riêng từ khi trồng cho đến năm thứ 3 chưa cho quả nên bón phân công thức: NPK 16.16.8; NPK 20.10.10; phân bò ủ hoai; supper lân. Mỗi tháng bón 1 lần, mỗi gốc bón 4-5 lạng.

"Đến năm thứ 4, trong 2 tháng 9 và 10, mỗi gốc sầu riêng bón 5 kg phân lân Văn Điển, 0,5 kg kali trắng, cộng với phun thân cây Lân 86 (1 kg hòa 220 lít nước=1 phuy)-phun đậm đặc vào thân cây"-ông Dũng hướng dẫn. Ảnh: Đinh Yến

"Đến năm thứ 4, trong 2 tháng 9 và 10, mỗi gốc sầu riêng bón 5 kg phân lân Văn Điển, 0,5 kg kali trắng, cộng với phun thân cây Lân 86 (1 kg hòa 220 lít nước=1 phuy)-phun đậm đặc vào thân cây"-ông Dũng hướng dẫn. Ảnh: Đinh Yến

Đến năm thứ 4, trong 2 tháng 9 và 10, mỗi gốc sầu riêng bón 5 kg lân Văn Điển, 0,5 kg kali trắng, cộng với phun thân cây Lân 86 (1 kg hòa 220 lít nước= 1 phuy)-phun đậm đặc vào thân cây. Từ ngày 20-11 đến 10-12, không tưới nước cho cây (ép nước để cây nhú mắt cua, nở hoa). Thời gian này, phun thuốc chặn đọt để cây sổ nhụy. Sau khi nhụy ra, 3 ngày tưới ẩm khoảng 30%/lần. 10 ngày phun thuốc rệp EC hàm lượng nhẹ (khoảng 60%)/lần; 10 ngày phun vi lượng canxi Bo/lần. Giai đoạn bung hoa, thụ phấn tưới nước mỗi ngày 1 lần, độ ẩm 50%.

Theo ông Dũng, vào thời điểm hoa sầu riêng thụ phấn (từ 16 giờ đến 20 giờ)-đây là thời điểm vàng bà con nên mua que bông (theo mẫu) quét qua quét lại vào bầu nhụy để thụ phấn cho sầu riêng. Ảnh: Đinh Yến

Theo ông Dũng, vào thời điểm hoa sầu riêng thụ phấn (từ 16 giờ đến 20 giờ)-đây là thời điểm vàng bà con nên mua que bông (theo mẫu) quét qua quét lại vào bầu nhụy để thụ phấn cho sầu riêng. Ảnh: Đinh Yến

Ông Dũng nhấn mạnh: “Vào thời điểm hoa sầu riêng thụ phấn (từ 16 giờ đến 20 giờ tối), đây là thời điểm vàng bà con nên mua que chổi lông (theo mẫu) quét qua quét lại vào bầu nhụy để thụ phấn cho hoa. Cách làm này giúp riêng dễ đậu quả, cho quả lớn, trái tròn, đẹp, ít bị méo, hạn chế rụng quả non. Việc hỗ trợ thụ phấn cho hoa thực hiện liên tiếp trong 10 ngày theo thời gian vàng nêu trên.

Để hạn chế rụng quả non, cách dùng phân bón giai đoạn này nên chọn công thức phân: NPK 15.15.15, NPK 16.16.16, mỗi lần bón 6-7 lạng/gốc (sầu riêng trồng trên 10 năm), 4-5 lạng/gốc/lần (sầu riêng trồng dưới 10 năm). Trong giai đoạn này, 15 ngày bón phân một lần. Còn trước khi thu hoạch 20 ngày bón thêm 0,5 lạng kali trắng/gốc để cho trái sầu riêng già đều, cơm vàng, dẻo, ngọt".

Nhờ áp dụng chặt chẽ quy trình chăm sóc nói trên mà vườn sầu riêng của gia đình ông Dũng không những cho sản lượng cao mà chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo, được thị trường đón nhận. “Bình quân mỗi cây sầu riêng cho thu hoạch 1,5 tạ quả/năm. Năm nay, tôi tự cắt bán cho thương lái với giá bình quân 84 ngàn đồng/kg. Giai đoạn thu hoạch cuối vụ năm nay giá sầu riêng giảm thấp nhưng sầu riêng của gia đình tôi vẫn giữ được giá 84 ngàn đồng/kg. Hầu như năm nào cũng có rất đông người dân và thương lái tìm đến vườn mua nên không lo đầu ra”-ông Dũng vui vẻ nói.

Bà Hồ Thị Lý (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) cho hay: “Năm nào vào vụ thu hoạch sầu riêng, tôi cũng đến vườn của ông Dũng để đặt mua về bán và xuất khẩu. Chất lượng quả sầu riêng của vườn ông Dũng rất ngon, cơm vàng, dẻo, ngọt, bảo quản được lâu, ít hư hỏng”.

Hiện vườn của ông Dũng có 1.000 cây sầu riêng trồng trên diện tích 7 ha, trong đó, năm 2024. đang cho thu hoạch 600 cây. Ông Dũng cho hay: “Năng suất vườn cây của gia đình tôi sẽ tăng lên trong những năm tới khi sầu riêng bước vào thời kỳ kinh doanh đồng loạt”.

Không chỉ chăm lo phát triển vườn cây của gia đình, ông Dũng còn thường xuyên hướng dẫn người dân xã Ia BLang và các xã lân cận cùng phát triển kinh tế từ cây sầu riêng. Ông Nguyễn Văn Dũng (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) cho hay: “Tôi thường xuyên đến vườn sầu riêng của ông Dũng để học tập kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, 300 cây sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê của gia đình tôi phát triển rất tốt, vụ này thu hoạch được hơn 30 tấn quả. Vườn sầu riêng đang trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình tôi”.

Ông Nguyễn Trọng Dũng (thứ 2 từ phải qua) cùng cán bộ Hội Nông dân xã Ia BLang trao đổi về quy trình chăm sóc sầu riêng. Ảnh: A.H

Ông Nguyễn Trọng Dũng (thứ 2 từ phải qua) cùng cán bộ Hội Nông dân xã Ia BLang trao đổi về quy trình chăm sóc sầu riêng. Ảnh: A.H

Theo ông Lương Hoàng Phương-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia BLang: Ông Dũng rất tích cực tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Mô hình trồng sầu riêng của ông có diện tích nhiều nhất xã. Ông am hiểu về quy trình kỹ thuật chăm sóc, “ăn ngủ” cùng cây sầu riêng nên cây cho năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vụ thu hoạch năm 2024, ông thu hoạch 600 cây sầu riêng, đạt 60 tấn quả. Trong 5 năm (2019-2023), ông Nguyễn Trọng Dũng được Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và trong các phong trào thi đua của tỉnh, huyện từ năm 2019 đến 2023.

Trong 5 năm (2019-2023), ông Nguyễn Trọng Dũng được Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và trong các phong trào thi đua của tỉnh, huyện từ năm 2019 đến 2023.

Ngoài ra, ông còn thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm trồng, chăm sóc sầu riêng cho những hội viên khác để cùng phát triển kinh tế, làm giàu từ loại cây trồng này.

Trong khi đó, ông Trương Thanh Hoài-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Sê-nhận xét: Ông Nguyễn Trọng Dũng rất tích cực tham gia các phong trào của Hội Nông dân cũng như xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ông Dũng là thành viên của Nông hội sầu riêng Ia BLang, nhờ ham học hỏi, nắm bắt quy trình sản xuất, chăm sóc vườn cây kỹ càng nên đã cho gia đình ông thành quả như ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm