Emagazine

E-magazine “Tỷ phú chân đất” thời 4.0

Khi được người dân trong vùng gọi là “tỷ phú chân đất”, ông Phan Văn Chạo (thôn 2, xã Nghĩa Hòa) chỉ cười hiền khiêm tốn. Ông đưa đôi tay chai sạn của mình lên ngắm nghía và nhắc nhớ: “Quả đúng là “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Tôi còn nhớ như in khoảnh khắc lần đầu đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên rộng lớn này. Cảm xúc như vỡ òa bởi ở đây tôi sẽ thỏa sức với đam mê nông nghiệp của mình”. Nói rồi, ông Chạo chỉ về phía cuối vườn và kể về hành trình đầy gian nan, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt trong những ngày đầu lập nghiệp.

Sau khi rời quân ngũ, năm 1995, ông Chạo đưa vợ con từ miền quê Hải Dương vào Gia Lai định cư. Với số vốn tích góp được, ông mua 1 ha đất để trồng cà phê. Ngày đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống, đêm về, vợ chồng ông chong đèn chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Tuy nhiên, những năm đó, vườn cà phê cho năng suất rất thấp. “Thời điểm ấy, tôi bắt đầu suy nghĩ, phân tích vấn đề và tìm hướng giải quyết. Không thể cứ mãi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn chịu cảnh nghèo đói, tôi quyết định đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số trang trại cà phê ở tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng. Sau chuyến đi, tôi nhận ra giống cà phê mình đang trồng đã cũ, không cho năng suất cao. Cùng với đó, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quả nhiên, những năm sau, khi được tái canh và có phương pháp chăm sóc tiên tiến hơn, vườn cà phê của gia đình đã cho năng suất cao hơn. Đến năm 2007, tôi mở rộng diện tích lên 6 ha và xen canh các loại cây ăn quả như: sầu riêng, bơ, chôm chôm… Với mô hình này, gia đình tôi thu về trên 1 tỷ đồng/năm”-ông Chạo cho biết.

Là người có niềm đam mê với cây cà phê, ông Chạo luôn tìm tòi, học hỏi và áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến nhất nên vườn cây của gia đình luôn xanh tốt và cho năng suất cao nhất vùng. Dù đã ở tuổi 60 nhưng ông không ngừng đổi mới, theo kịp thời đại công nghệ số. Hòa nhịp cùng nền nông nghiệp xanh, ông Chạo kiên trì canh tác theo hướng hữu cơ.

Là nông dân thời đại 4.0, ông Vũ Đức Điển (thôn 1, xã Nghĩa Hưng) luôn tiên phong trong việc đưa khoa học công nghệ vào ứng dụng trong sản xuất. “Tôi vốn là nông dân trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng nơi ấy “đất chật, người đông”, cuộc sống khó khổ. Năm 1999, tôi đã quyết tâm đưa vợ con vào xã Nghĩa Hưng lập nghiệp. Lúc bấy giờ, với số vốn ban đầu vỏn vẹn chưa đầy 15 triệu đồng, gia đình tôi bắt đầu ổn định cuộc sống trên quê hương thứ hai với những loại cây trồng ngắn ngày. Sau một thời gian nỗ lực tích góp, năm 2023, gia đình tôi đã mua được gần 2 ha cà phê và xây dựng gia trại chăn nuôi heo”-ông Điển chia sẻ.

Với dáng người thanh mảnh, thư sinh, thoạt nhìn ít ai nghĩ rằng ông Điển là nông dân thứ thiệt. Sau nhiều năm bươn chải, ông đã thu “quả ngọt” nhờ sự nỗ lực và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông trở thành tấm gương điển hình để hội viên nông dân trên địa bàn học hỏi làm theo. Với 2 ha cà phê cùng 20 con heo nái và 400 con heo thịt, mỗi năm, gia đình ông thu về trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Ông Điển cho rằng: Bản thân mỗi người, dù ở cương vị nào cũng phải cập nhật kiến thức về công nghệ để bắt nhịp với thời đại. Nhằm giảm thiểu thời gian và công sức trong các hoạt động thu mua thức ăn chăn nuôi, phân bón hay xuất bán heo thịt, cà phê… ông Điển đã thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để thực hiện các đơn hàng. Ngoài ra, ông chọn hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Từ khi áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất, công việc nhà nông của gia đình ông Điển trở nên nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm được sức lao động, chi phí.

Được xem là “tỷ phú chân đất” dưới chân núi Chư Pao, cựu chiến binh Đặng Thanh Vân (tổ 1, thị trấn Phú Hòa) sở hữu trang trại rộng hơn 3 ha với cà phê, ổi, nhãn, dừa… “Đất cằn cho quả ngọt-quả đúng với câu chuyện làm nông dân của tôi”-ông Vân mở đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng một ví von. Rồi vừa chậm rãi nhấp ngụm trà nóng, ông vừa kể về cơ duyên gắn bó với mảnh đất này. Ông Vân sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bắc Giang. Năm 1995, ông đưa vợ con vào Gia Lai lập nghiệp. “Hồi ấy, tôi đánh liều mua gần 3 ha đất cằn dưới chân núi Chư Pao để trồng cà phê, hồ tiêu. Mọi người ngăn cản bởi vùng đất này toàn sỏi đá chứ không màu mỡ như những nơi khác. Nhưng tôi tin, khi mình biết đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào từng khâu sản xuất, phù hợp với từng loại cây trồng thì sẽ cho kết quả tốt”-ông Vân kể lại.

Và, việc đầu tiên trong hành trình làm nông nghiệp sạch là ông Vân bỏ thời gian đi tham quan, học hỏi ở một số trang trại trong và ngoài tỉnh. Rồi nghe ở đâu có hội thảo, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng, ông đều sắp xếp tham gia. Lúc bấy giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng ông chơi “ngông”, làm nông mà sao phải xách cặp đi học cái này, cái kia… Bỏ ngoài tai những lời phán xét, ông Vân vẫn miệt mài học. Ông bảo: “Sự học không bao giờ là muộn và cũng không phân biệt đối tượng. Mình là nông dân nhưng để có kiến thức thì phải học”.

Sau những chuyến đi, những cuộc hội thảo, ông lại tích góp được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế trang trại của mình. Ông Vân thiết kế vườn gồm nhiều tầng tán, chú trọng đa dạng sinh học và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện tự nhiên và địa lý của khu vực để biến khu vườn thành một hệ sinh thái bền vững. Ngoài việc hạn chế phân hóa học, ông Vân sử dụng phân chuồng ủ hoai và đạm cá tự ủ… để bón cho cây trồng. Vườn cây ăn quả của gia đình ông luôn phát triển xanh tốt vượt trội trong vùng nhờ canh tác theo phương pháp thuận tự nhiên.

Ngoài ra, ông Vân còn đào 6.000 m2 ao để vừa lấy nước tưới cho cây trồng, vừa nuôi cá. Ông cũng phát triển mô hình chăn nuôi gà, mỗi năm xuất bán khoảng 30-40 ngàn con giống và 2-3 ngàn con gà thịt. Với mô hình kinh tế tổng hợp, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu lợi nhuận 600-800 triệu đồng/năm.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.