Những nụ cười… phản cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nụ cười là một hình thức biểu đạt tình cảm, thái độ trong giao tiếp. Nụ cười đúng lúc, đúng nơi sẽ lan tỏa năng lượng tích cực. Còn nếu cười không đúng lúc, đúng nơi thì lại là sự vô duyên, phản cảm, gây khó chịu cho người khác.
 

Con của bạn tôi là một cậu bé khá bướng bỉnh và đang trong giai đoạn tập nói. Một vài lần, trong cuộc gặp gỡ bạn bè, bạn tôi đưa con theo. Những lần như thế, cậu bé thường bi bô nhại lại những câu nói của người lớn và thi thoảng lại đánh vào mặt mẹ mỗi khi bị nhắc nhở. Chứng kiến sự việc ấy, những người lớn xung quanh bật cười, còn bạn tôi thì ngượng ngùng đỏ mặt. Khi thấy người lớn cười, cậu bé nghĩ hành vi của mình đang được khuyến khích và càng cố lặp lại.

Mới đây, trên đường đi làm về, tôi chứng kiến cảnh một thanh niên đi xe đạp vô tình bị ngã khi phanh xe đột ngột. Nhiều người dừng xe và cười rất to trước cú ngã bất ngờ này. Đỡ chiếc xe đạp dậy, xoa xoa đầu gối bị tứa máu, chàng trai ngoảnh lại nhìn những người đang cười mình với vẻ mặt khó hiểu và ánh mắt tức giận.

Trong cuộc sống hiện nay, không khó để bắt gặp những tiếng nói cười ồn ã vô duyên đến mức vô cảm của những người vây quanh một vụ tai nạn, một vụ ẩu đả... Trong nhiều sự kiện, không gian cần sự nghiêm túc, tĩnh lặng, chúng ta cũng vẫn nghe được tiếng rúc rích nói cười.

Ông bà ta thường nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười giúp tinh thần con người trở nên sảng khoái, quên đi mệt mỏi, căng thẳng. Trong giao tiếp hàng ngày, nụ cười có ý nghĩa rất quan trọng, giúp xóa đi khoảng cách, lan tỏa cảm xúc tích cực giữa mọi người. Đấy là khi nụ cười được đặt đúng nơi, đúng hoàn cảnh. Ngược lại, nếu không thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, nụ cười sẽ trở thành vô duyên, phản cảm, gây khó chịu, ức chế cho người khác. Thậm chí, người cười còn bị đánh giá là vô văn hóa.

Khi biết kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ biết lúc nào nên cười để lan tỏa cảm xúc tích cực và khi nào thì không để tránh trở thành những nụ cười phản cảm.

 

MAI KA

 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.