Những người siêu thọ chia sẻ 5 bí quyết tập luyện để sống hơn 100 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất và dễ nhất để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khi chúng ta già đi. Và không gì hay hơn là học hỏi mẹo tập luyện từ những người đã sống hơn một thế kỷ.

Sau đây là những bí quyết rèn luyện sức khỏe mà những người siêu thọ cho biết đã giúp họ sống đến hơn 100 tuổi.

Chạy bộ

Đối với cụ ông Roy Englert, 100 tuổi, ở Nashville (Mỹ), chạy bộ là một phần thiết yếu trong chế độ rèn luyện sức khỏe của ông. Ông cho biết mình là bằng chứng sống cho thấy không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, bởi mãi đến tuổi 60 ông mới bắt đầu chạy bộ, theo chuyên trang sức khỏe Best Life.

Không gì hay hơn là học hỏi mẹo tập luyện từ những người đã sống hơn một thế kỷ.
Không gì hay hơn là học hỏi mẹo tập luyện từ những người đã sống hơn một thế kỷ.

Cụ ông chia sẻ: Lý do tại sao tôi sống lâu là vì tôi đã rất năng động trong suốt cuộc đời mình, tôi đã là một vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp trong 40 năm. Các bác sĩ đều khuyên tôi cho dù có thế nào, hãy cứ tiếp tục.

Bài tập tim mạch nhẹ

Cụ Savino còn chia sẻ ngoài nâng tạ, ông còn tập tim mạch 2 ngày, đạp xe trên máy 13 km hoặc đi bộ khoảng hơn 3 km trên máy chạy bộ.

Ông cho biết bí quyết để sống đến 100 tuổi chính là tập trung vào thói quen tập thể dục. Thậm chí ngay cả khi không muốn, ông vẫn đến phòng tập để gặt hái lợi ích.

Tập tạ

Tập tạ không chỉ để xây dựng cơ bắp, một số người bước qua tuổi 100 còn cho rằng đó là chìa khóa để sống lâu.

Cụ ông Les Savino, 100 tuổi, sống tại Pennsylvania (Mỹ), cho biết ông đến phòng tập 3 ngày một tuần để tập luyện sức bền. Mỗi buổi tập kéo dài 3 tiếng, với ít nhất 45 hiệp, tổng cộng gần 700 lần nâng tạ.

Cụ cho biết: Điều đó khiến tôi cảm thấy khỏe hơn nhiều. Tôi dẻo dai hơn và cảm thấy có động lực hơn với cuộc sống.

Một số người bước vào tuổi 100 cho rằng tập tạ là chìa khóa để sống lâu.
Một số người bước vào tuổi 100 cho rằng tập tạ là chìa khóa để sống lâu.

Chơi Golf

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, cụ ông Bikram Singh Grewal, 100 tuổi, đến từ Punjab (Ấn Độ), cho biết ông vẫn chơi golf cho đến năm 93 tuổi. Và ông cho rằng tuổi thọ của mình là nhờ thói quen này.

Đi bộ

Không có gì lạ khi đi bộ là một trong những cách dễ nhất để duy trì lối sống lành mạnh. Thói quen này thường được báo cáo ở những người sống đến 100 tuổi.

Cụ bà Louise Jean Signore, một cư dân Ý, 112 tuổi, cho biết khi già đi, bà phải giảm một số hoạt động thể chất yêu thích như khiêu vũ, đạp xe. Tuy nhiên, cụ cho biết luôn ưu tiên đi bộ hằng ngày, thậm chí đôi khi chỉ đi dạo nhanh dọc hành lang tòa nhà.

Cụ bà Treasure Zimmerman, 103 tuổi, ở California (Mỹ), thì dắt chó đi dạo hằng ngày. Cụ nói: Ngay cả khi cảm thấy không khỏe cũng hãy cứ đi, theo Best Life.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.