Những già làng ở Gia Lai “giữ lửa” nghề truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều già làng người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn âm thầm gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. Với họ, đó còn là một phần trách nhiệm với các giá trị được cha ông trao truyền.
Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân (làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai) như “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn vùng biên. Già là chủ nhân của nhiều bức tượng gỗ dân gian truyền thống. Với tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình, già Cân đã kiên trì vận động, khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bà con.

Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân (làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai) như “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn vùng biên. Già là chủ nhân của nhiều bức tượng gỗ dân gian truyền thống. Với tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc mình, già Cân đã kiên trì vận động, khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bà con.

Không chỉ là người tạc tượng gỗ giỏi, ông Ksor Krôh còn là người làm khung cửi có tiếng ở làng Ngó 4 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh). Học cách làm khung cửi từ ông và cha của mình, ông Krôh không nhớ rõ đôi tay mình đã làm ra biết bao khung cửi để những người phụ nữ trong làng dệt nên những tấm thổ cẩm đặc sắc.

Không chỉ là người tạc tượng gỗ giỏi, ông Ksor Krôh còn là người làm khung cửi có tiếng ở làng Ngó 4 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh). Học cách làm khung cửi từ ông và cha của mình, ông Krôh không nhớ rõ đôi tay mình đã làm ra biết bao khung cửi để những người phụ nữ trong làng dệt nên những tấm thổ cẩm đặc sắc.

Ở tuổi 70, ông Kpuih Jol (làng Hle Ngol, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông) thuộc lòng từng chất liệu, sắc màu tới ý nghĩa của các loại mặt nạ gỗ khác nhau. Mặt nạ gỗ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, “nhà điêu khắc” Kpuih Jol tài hoa đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ở tuổi 70, ông Kpuih Jol (làng Hle Ngol, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông) thuộc lòng từng chất liệu, sắc màu tới ý nghĩa của các loại mặt nạ gỗ khác nhau. Mặt nạ gỗ là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên một pơtual (người làm trò) trong lễ hội của người Jrai. Bằng tình yêu và đôi tay khéo léo, “nhà điêu khắc” Kpuih Jol tài hoa đã làm ra hàng trăm chiếc mặt nạ phục vụ lễ hội, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ông Đinh Bri (65 tuổi, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) có nhiều đóng góp trong việc duy trì, phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar ở khu vực phía Đông tỉnh. Để tiếp tục truyền dạy cho lớp con cháu, những người già trong làng như ông Bri đã nỗ lực làm ra nhiều bức tượng đẹp, tạo “thương hiệu” riêng. Từ đó, lớp cháu con sẽ cảm thấy tự hào và ra sức “giữ hồn” tượng gỗ.
Ông Đinh Bri (65 tuổi, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) có nhiều đóng góp trong việc duy trì, phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar ở khu vực phía Đông tỉnh. Để tiếp tục truyền dạy cho lớp con cháu, những người già trong làng như ông Bri đã nỗ lực làm ra nhiều bức tượng đẹp, tạo “thương hiệu” riêng. Từ đó, lớp cháu con sẽ cảm thấy tự hào và ra sức “giữ hồn” tượng gỗ.
Mọi người thường gọi ông Mlang (bên phải, 70 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) là “già làng tài hoa”. Bởi, từ đôi tay sần sùi, chai sạn, ông đã tạo nên những chiếc gùi chân chất, mộc mạc như kể câu chuyện từ ngàn xưa. Gùi của ông Mlang không chỉ có màu sắc sặc sỡ mà còn mộc mạc, hồn hậu và chứa đựng những mạch nguồn văn hóa. Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy, căn nhà với những chiếc gùi do chính tay ông Mlang làm ra đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa.

Mọi người thường gọi ông Mlang (bên phải, 70 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) là “già làng tài hoa”. Bởi, từ đôi tay sần sùi, chai sạn, ông đã tạo nên những chiếc gùi chân chất, mộc mạc như kể câu chuyện từ ngàn xưa. Gùi của ông Mlang không chỉ có màu sắc sặc sỡ mà còn mộc mạc, hồn hậu và chứa đựng những mạch nguồn văn hóa. Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy, căn nhà với những chiếc gùi do chính tay ông Mlang làm ra đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa.

Người làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) kính trọng già Rah Lan Hào bởi ngoài là già làng uy tín, ông còn là người tập hợp và thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên để truyền lại ngọn lửa văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cùng với đó, già Hào còn có tài tạc tượng gỗ dân gian tuyệt đẹp. Biết tạc tượng từ năm 20 tuổi, đôi tay tài hoa của già đã tạo nên không biết bao nhiêu tượng gỗ với nhiều kiểu dáng và ý nghĩa độc đáo.

Người làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) kính trọng già Rah Lan Hào bởi ngoài là già làng uy tín, ông còn là người tập hợp và thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên để truyền lại ngọn lửa văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cùng với đó, già Hào còn có tài tạc tượng gỗ dân gian tuyệt đẹp. Biết tạc tượng từ năm 20 tuổi, đôi tay tài hoa của già đã tạo nên không biết bao nhiêu tượng gỗ với nhiều kiểu dáng và ý nghĩa độc đáo.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.