Những người giữ lửa làng nghề làm trống Trung Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả làng còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu, và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành.
 

 

Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Trống đươc làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn.
 

 

Loại gỗ để làm trống trước kia hay dùng là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề, hoặc mỡ. Cả thôn có trên 1.300 nhân khẩu nhưng đến nay chỉ còn năm gia đình làm nghề.

Không biết từ khi nào nghề bưng trống, thuộc da trở thành nghề truyền thống của làng. Nhân công lao động chính là những người trên 50 tuổi, bởi thanh niên hầu hết đi làm ở khu công nghiệp hoặc đi buôn bán xa bởi thu nhập từ nghề làm trống rất khiêm tốn.

 

 

Trước kia chưa có máy móc để làm thân trống, các công đoạn phải làm tay, mất rất nhiều thời gian. Nay có máy cắt, tiết kiệm được tối đa vật liệu, thời gian gia công nhanh và hiệu quả công việc cao.

"Khoảng 6 năm trước, cứ vào đầu tháng 7 là cả làng nhộn nhịp tiếng đục đẽo, tiếng thử trống,... Nay, ít người làm nên làm quanh năm chỉ có hàng tiêu thụ đợt giáp Tết Trung Thu", anh Nguyễn Văn Tự nói.

 

 

Thân trống sau khi trải qua nhiều công đoạn sơn, phơi, làm kín,...sẽ được mang đi bưng (làm mặt trống).
 

 

Da trâu là nguyên liệu làm mặt trống, tiếng trống có vang, có trong hay không một phần là nhờ da. Da khi mua về, sẽ được xẻ từng tảng làm 3 - 4 mảnh sao cho thật đều rồi ngâm trong nước vôi để tẩy màu. Ngâm khoảng 5 - 7 ngày thì vớt ra phơi khô.
 

 

Công đoạn bưng da được xem là công đoạn cần nhiều kinh nghiệm nhất. Cả làng chỉ còn vài người làm được công việc này. "Một ngày bưng được khoảng 40 chiếc trống lớn, công việc tưởng chừng nhàn nhưng rất mất thời gian. Người làm phải có kỹ thuật bưng sao cho chiếc trống phát ra âm thanh, và không bị rách da bọc", ông Vũ Văn Khởi nói.
 

 

Để mặt trống được căng, được kín, người làm nghề phải dùng toàn thân để căng mặt da cho chắc chắn, một phần cũng là để da tràn kín khắp thân trống.
 

 

Cuối cùng là công đoạn quét sơn và đóng tai.

"Giá thành của mỗi chiếc trống chỉ dao động 25.000 - 30.000 đồng/chiếc, gia đình tôi là một năm xuất đi hàng chục ngàn chiếc, tính thu nhập bình quân trừ các chi phí chỉ khoảng 100 triệu đồng/năm", chị Là, chủ hộ gia đình sản xuất lớn tại làng Hảo chia sẻ.

 

 

Những chiếc trống thành phẩm đủ mọi kích thước sẵn sàng đến các tỉnh thành trên cả nước.

Ông Lê Đình Tuấn, trưởng ban văn hóa xã Liêu Xá cho biết:"Đầu tháng 7, nườm nượp xe tải đến đầu làng để mua trống chờ đi tiêu thụ. Mỗi năm có gia đình xuất đi 50.000 sản phẩm. Trống của làng Hảo được phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, từ trong nam đến ngoài bắc".

 

 

Do nhu cầu thị trường, nhiều năm gần đây mà nghề làm mặt nạ, đầu sư tử bằng giấy bồi xuất hiện ở làng Hảo. Trước kia, người làng chủ yếu làm mặt nạ chú Tễu. Nhưng nay, mẫu mã đã đa dạng hơn. Những chiếc mặt xanh đỏ vẽ hình các con vật ngộ nghĩnh như: cáo, thỏ, Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, đầu sư tử ... với nhiều kích cỡ.
Theo chị Vũ Thị Thoàn, người có kinh nghiệm làm trống 40 năm: "Mỗi năm làm ra hàng vạn sản phẩm, 3/4 số sản phẩm như vậy đã được giao đi khắp các tỉnh thành từ đầu tháng 7 âm lịch, còn lại chỉ để bán lẻ cho các mối quanh huyện".

Ngọc Thành/VNE

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.