Những 'đóa hoa bất tử' hiến xác vì y khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết 'Thác là thể phách, còn là tinh anh'. Nhưng với những người tình nguyện hiến xác cho y học, dường như vẫn còn cả hai.

Hiến xác là hành động cao cả và nhân văn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của y học và nghiên cứu khoa học.

Người hiến xác tạo ra tác động tích cực và lâu dài, có thể giúp đào tạo các thế hệ bác sĩ tương lai và đóng góp vào việc tìm ra phương pháp chữa trị mới. Tìm hiểu về quy trình và ý nghĩa của việc hiến xác để thấy rõ giá trị mà nó mang lại cho xã hội.

"Ra đi bằng nụ cười đầy mãn nguyện"

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành y khoa Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Từ một trường đại học đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1902, đến nay một hệ thống các trường, viện nghiên cứu y khoa đã ra đời và phát triển trên khắp mọi miền đất nước.

Tuy nhiên, không thể có một trường y khoa đúng nghĩa nếu không có bộ môn giải phẫu và không thể có bộ môn này thực sự nếu không có xác người. Hiểu được ý nghĩa lớn lao đó, nhiều người đã chọn đăng ký hiến xác cho y học sau khi qua đời. Những thân thể cao quý ấy đã soi sáng con đường cho sinh viên y khoa trở thành y bác sĩ thực thụ.

nhung-doa-hoa-bat-tu-hien-xac-vi-y-khoa-dd.jpg
Sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM đọc văn tế cho những người hiến thi hài cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa. ẢNH: HOÀI NHIÊN

Tại Trường đại học Y Dược TP.HCM, vào năm 1990, giáo sư Nguyễn Quang Quyền, Chủ nhiệm bộ môn giải phẫu thời đó đã quyết định tổ chức lễ tri ân cho những người hiến thi hài cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Nghi lễ tri ân này đã góp phần giáo dục y đức của sinh viên và thúc đẩy phong trào hiến xác.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ mới đây, chúng tôi gặp chị Thu Trinh. Mẹ của chị đã hiến xác cho y học sau khi qua đời tại Trường đại học Y Dược TP.HCM.

Khi trút hơi thở cuối cùng, mẹ của chị không chỉ để lại tình yêu trong trái tim những người thân yêu, mà còn có một di nguyện lớn lao. Chị Trinh tâm sự với chúng tôi rằng, hơn 10 năm kể từ ngày đăng ký hồ sơ hiến xác cho đến khi mẹ của chị qua đời, đã có không ít lần gia đình ngỡ rằng, ý nguyện của bà sẽ dở dang.

Những ngày bệnh tình của mẹ chị trở nặng, cũng là cả TP.HCM chìm trong căng thẳng của đại dịch Covid-19. Đã có lắm lúc, gia đình chị đã nghĩ bà sẽ ra đi khi cả gia đình không thể gặp nhau.

Dường như có phép màu, mẹ của chị đã mạnh mẽ chiến đấu qua thời kỳ dịch bệnh. "Mẹ đã cố gắng vượt qua giai đoạn căng thẳng đó vì mẹ không muốn sự ra đi của mình trở nên vô nghĩa. Mẹ muốn, khi kết thúc sự sống này, sẽ mở ra những trang mới, cho những cuộc đời khác. Trước khi mất, mẹ đã đón nhận sự ra đi bằng một nụ cười đầy mãn nguyện", chị Trinh xúc động.

Từ khi biết mẹ có ước nguyện hiến xác cho y học sau khi qua đời, chị Trinh luôn ủng hộ ý định ấy. Bởi lẽ hơn ai hết, chị hiểu rằng, mẹ của chị thật sự hạnh phúc vì đã làm được một điều ý nghĩa.

Những "người thầy thầm lặng" hiến xác vì y khoa

Kết thúc buổi lễ, chúng tôi theo đoàn sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM vào viếng những thi hài tại phòng thực tập bộ môn giải phẫu. Trong không khí trang nghiêm ấy, đã có những tiếng nấc vang lên nghẹn ngào... Hàng trăm sinh viên mặc áo blouse trắng cùng thân nhân của những thi hài tiến vào phòng để thắp nén hương, bày tỏ lòng thành kính.

doahoabattu-2.jpg
Sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những người hiến thi hài cho y khoa. ẢNH: HOÀI NHIÊN

Chúng tôi gặp bà Thái Kim Hạnh (64 tuổi, ở Q.11) mặc áo đen với mái tóc đã bạc. Bà lần lượt lại gần từng thi hài, cúi đầu rất lâu, chắp tay thành kính với đôi mắt ngấn lệ. Tháng 5.2024, em trai của bà qua đời và đã hiến xác cho y khoa tại trường theo ước nguyện.

"Em trai tôi đang nằm trong căn phòng này. Tôi rất xúc động trước không khí trang nghiêm, trang trọng của lễ tri ân hôm nay. Tôi rất yên tâm vì em tôi được chăm lo đàng hoàng. Nhìn các em sinh viên trong chiếc áo blouse trắng, tôi thấy được hình ảnh những y bác sĩ thực thụ trong tương lai".

Bà Kim Hạnh tâm sự với chúng tôi rằng, các anh em trong gia đình bà đều đăng ký hiến xác sau khi qua đời với mong muốn "để lại một điều gì đó giúp ích cho đời".

Anh Thái Thanh Hòa, đại diện sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người đã hiến thi hài cho y học. Trong hành trình lĩnh hội tri thức, sinh viên khối ngành sức khỏe đã được dẫn dắt bởi những "người thầy thầm lặng".

"Các vị ấy không chỉ để lại thân xác mà còn để lại nguồn tri thức vĩnh cửu. Trong văn hóa Việt Nam, thân xác được ví như là nơi gắn kết của tâm hồn và gắn bó sâu sắc với gia đình, tổ tiên. Thế nhưng, họ đã vượt lên quan niệm ấy để chúng em được học tập, rèn luyện. Chúng em vô cùng biết ơn, thương cảm, kính phục trước sự hy sinh vô tận ấy", anh Hòa cho hay.

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, đại diện khoa Y, Trường đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tiêu bản xác người là một phương tiện rất đặc biệt trong quá trình đào tạo, học tập và nghiên cứu y khoa.

"Ngày nay, cho dù y học đã rất phát triển nhưng vẫn chưa có phương tiện, kỹ thuật nào có thể thay thế cho tiêu bản người thật. Do đó, có thể khẳng định rằng cơ thể con người là vô giá trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa. Chúng tôi vô cùng trân quý sự hy sinh vô bờ bến của những người đã hiến thi hài cho nền y học nước nhà. Họ là những người thầy thầm lặng soi sáng con đường học tập, rèn luyện của sinh viên y khoa", thầy Nguyên nói.

PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn giải phẫu học, Trường đại học Y Dược TP.HCM cho biết, chỉ riêng năm 2024, trường đã tiếp nhận 1.732 người đến làm hồ sơ hiến tặng thi hài. Đến nay, đã có 36.239 người làm thủ tục.

Năm 2024, Trường đại học Y Dược TP.HCM đã tiếp nhận 29 thi hài. Tính đến 31.12.2024, trường đã tiếp nhận 938 thi hài hiến tặng

Các thi hài tiếp nhận được dành cho thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học; đào tạo bác sĩ nội trú; bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2; thạc sĩ, tiến sĩ và các lớp đào tạo ngắn hạn.

Hằng năm, trường tiến hành hỏa táng, hoàn trả tro cốt cho thân nhân. Tính đến nay, trường đã tổ chức hỏa táng và hoàn trả tro cốt cho 774 thi hài.

Theo Hoài Nhiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

Tết về trên đảo Đá Tây A

Tết về trên đảo Đá Tây A

Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…