50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột: Mốc son chói lọi nên trang sử vàng - Bài 2: 'Chữa lành' vết thương chiến tranh, xây dựng đời sống mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đắk Lắk chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

50-nam-chien-thang-buon-ma-thuot-dd.jpg
Già làng Y’Siu Byă, buôn Mduk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột treo cờ Tổ quốc chào mừng 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của hệ thống chính quyền, các dân tộc anh em trên cao nguyên Đắk Lắk từng bước “chữa lành” vết thương chiến tranh, tái thiết Buôn Ma Thuột.

Trải qua 50 năm, thành phố Buôn Ma Thuột đạt được nhiều thành tựu về kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đắk Lắk chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

"Chữa lành" vết thương chiến tranh

Ngay sau khi quân và dân ta tiến đánh thị xã Buôn Ma Thuột, trong lúc bộ đội chủ lực đánh chiếm các mục tiêu quan trọng của thị xã thì Đội công tác chính trị do đồng chí Tô Tấn Tài (Ama H’oanh - Bí thư Thị ủy Buôn Ma Thuột) phụ trách cũng tiến vào thị xã, bắt liên lạc với các cơ sở cũ, vận động nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, giành chính quyền ở từng khu phố.

Ngày 18/3/1975, Ủy ban quân quản thị xã Buôn Ma Thuột được thành lập, tại đình Lạc Giao, đồng chí Y’Blốk Êban, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh làm Chủ tịch ra mắt trước 300 đại biểu nhân dân.

Nhớ lại những ngày đầu tiếp quản thị xã Buôn Ma Thuột, đồng chí Ama H’Oanh chia sẻ khi quân ta lần lượt hạ các căn cứ của địch và giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, nhân dân, bộ đội phấn khởi đổ ra đường hò reo mừng chiến thắng. Cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng tung bay trên các nóc nhà dân, công sở, trường học.

2chienthang.jpg
Bà H’Răng Niê, buôn Ea M’droh, xã Ea M’droh, huyện Cư M’Gar kể về những ngày buôn làng đoàn kết, nuôi giấu cán bộ, tiếp tế lương thực cho bộ đội trong rừng… đứng lên chống Mỹ, Ngụy cho đến ngày toàn thắng. (Ảnh: TTXVN phát)

Trong khí thế chiến thắng của quân và dân ta, ngay sau khi tiến vào thị xã, Đội công tác chính trị tỏa xuống các đường phố, tổ chức vận động đồng bào các dân tộc giành lấy chính quyền, kêu gọi bà con chạy lánh cư trở về buôn làng.

Ngoài ra, các lực lượng tại chỗ như thanh niên làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội; học sinh canh gác công sở, giữ trật tự đường phố; phụ nữ giúp nấu ăn, cứu chữa thương binh… nhằm nhanh chóng ổn định tình hình đời sống và bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân thị xã.

Dù đã hơn 86 tuổi nhưng ký ức hào hùng về những ngày giải phóng vẫn in đậm trong ông Y’Bhiông Niê, buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo ông Y’Bhiông Niê, bản thân ông có lợi thế khi vừa nói, hiểu được tiếng Êđê và tiếng phổ thông nên rất thuận lợi cho quá trình tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc ở Buôn Ma Thuột. Do đó, giai đoạn sau giải phóng, “đôi chân” đã đi khắp các buôn làng Đắk Lắk để phát động quần chúng, tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc nghe, hiểu về Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ý chí chiến đấu, chiến thắng của bộ đội và nhân dân ta để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mang lại cuộc sống hòa bình, tự do cho nhân dân, đồng thời hướng dẫn người dân ra sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.

"Dù đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng bản thân luôn thấy được trọng trách to lớn trong công tác vận động quần chúng thời điểm sau giải phóng. Từ đó, cùng với bộ đội, lực lượng tại chỗ vượt qua mọi hiểm nguy, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao với mong mỏi sớm ổn định mọi mặt đời sống của nhân dân sau giải phóng," ông Y’Bhiông Niê chia sẻ.

Nửa thế kỷ đi qua, Buôn Ma Thuột từ thị xã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đến nay đã trở thành đô thị lớn nhất Tây Nguyên. Đây là kết quả của quá trình phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi gian khổ để phát triển kinh tế-xã hội trên quê hương mùng mười tháng ba anh hùng.

Xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Trải qua thăng trầm cùng thành phố Buôn Ma Thuột, già làng Y’Siu Byă (sinh năm 1953, buôn Mduk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết khi gia đình đang ở trong vùng căn cứ tại huyện Krông Ana thì nhận tin Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và được bộ đội vận động về với buôn làng cũ. Bà con quay lại buôn Mduk trong cảnh hoang tàn khi bị bom đạn vùi dập, căn nhà của gia đình cũng bị thiêu rụi. Được sự hỗ trợ của bộ đội, chính quyền, bà con buôn Mduk dựng chòi tạm để sinh sống, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống.

Thấm thoát 50 năm trôi qua, đời sống nhân dân các dân tộc buôn Mduk thay đổi rõ rệt. Từ chỗ khó khăn, thiếu đói, đến nay, bà con đều có kinh tế khá, nhiều hộ vươn lên làm giàu, xây nhà, sắm xe ôtô… buôn làng ngày càng khang trang, sạch đẹp, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Toàn buôn hiện có 1.700 hộ, với 30% là đồng bào dân tộc thiểu số, hiện chỉ còn 4 hộ nghèo (do ốm đau).

Từng đi qua giai đoạn chiến tranh, chứng kiến sự khốn khó của buôn làng, già làng càng cảm nhận được niềm vui sướng, hạnh phúc của hòa bình, độc lập và nhất là buôn làng mình ngày càng tươi đẹp, bà con sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách ưu tiên, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nước, đồng thời cũng là kết quả của sự đoàn kết, cố gắng, vươn lên của bà con buôn làng, già làng Y’Siu Byă chia sẻ.

Xác định vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đối với vùng Tây Nguyên và cả nước, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 về “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ, ngày 9/7/2020 (Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 67-KL/TW); Nghị quyết số 72/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột… hướng đến xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị trung tâm vùng, là cực tăng trưởng của vùng Tây Nguyên về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo… là đô thị xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng cho biết với những chính sách, cơ chế ưu tiên từ Trung ương cùng sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố, trong khoảng 10 năm trở lại đây, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội đáng tự hào.

Trong 5 năm thực hiện Kết luận số 67-KL/TW, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 13,30%; giá trị sản xuất hàng hóa bình quân đầu người đạt 229 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,21%, hộ cận nghèo còn 0,50%...

Đặc biệt, so với các đô thị ở Tây Nguyên thì Buôn Ma Thuột dẫn đầu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng đô thị xanh, sinh thái…

3chienthang.jpg
Sau 50 năm giải phóng, thành phố Buôn Ma Thuột đạt được nhiều thành tựu về kinh tế-xã hội và tỉnh đang hướng đến mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên vào năm 2045 theo kết luận của Bộ Chính trị. (Ảnh: TTXVN phát)

Ông Vũ Văn Hưng cho biết thêm trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cùng với những quyết sách lớn đang được Trung ương triển khai, kỳ vọng sẽ tạo thêm thế và lực cho thành phố Buôn Ma Thuột bức tốc trong thời gian tới. Đặc biệt, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền cũng đặt ra yêu cầu phải khơi dậy niềm tự hào, phát huy truyền thống anh hùng và sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Kết luận số 67-KL/TW, Nghị quyết số 103/NQ-CP và Nghị quyết số 72/2022/QH15, tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị-xã hội.

Thành phố Buôn Ma Thuột đặt mục tiêu trong giai đoạn 2025-2030, phấn đấu không còn hộ nghèo; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất trên 14%/năm; tổng vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2026-2030 đạt 240.000 tỷ đồng…

Thành phố xây dựng, phát triển thương hiệu Buôn Ma Thuột trở thành “thành phố càphê của thế giới”; phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia, xây dựng đô thị thông minh; thu hút dự án đầu tư về lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản.

Thành phố huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hình thành cơ bản diện mạo đô thị trung tâm vùng, phấn đấu đến năm 2045 xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Theo Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.