50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột: Mốc son chói lọi nên trang sử vàng - Bài 1: Mốc son chói lọi nên trang sử vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài viết chủ đề “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột” ôn lại tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Buôn Ma Thuột - “đòn điểm huyệt” chiến lược giúp non sông thu về một mối.

phongsudd.jpg
Xe tăng quân giải phóng tiến vào thị xã Buôn Ma Thuột. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 10/3/1975 với Chiến thắng Buôn Ma Thuột, quân và dân ta giành thắng lợi mang tính bước ngoặt trên mặt trận Tây Nguyên nói riêng và xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam nói chung.

Trận thắng Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên trở thành đòn đánh chí mạng, bắt đầu cho sự thất bại liên tiếp của quân địch, mở ra những chiến thắng giòn giã của quân và dân ta với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc toàn thắng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, từ lịch sử đến hiện tại, Buôn Ma Thuột luôn mang trên mình “sứ mệnh” to lớn trong tiến trình phát triển của đất nước.

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Buôn Ma Thuột được lựa chọn là “đòn điểm huyệt” chiến lược giúp non sông thu về một mối.

Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nơi đây đã và đang được Bộ Chính trị định hướng, xây dựng trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, lan tỏa sự phát triển ra toàn vùng.

Phóng viên TTXVN tại Đắk Lắk thực hiện loạt 3 bài viết với chủ đề “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột” nhằm ôn lại những trang sử hào hùng, tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Buôn Ma Thuột, phản ánh toàn diện sự phát triển của vùng đất này trong thời kỳ mới.

Cuối năm 1974, cục diện chiến trường miền Nam có nhiều chuyển biến, thế và lực của địch ngày càng suy yếu, trong khi đó các lực lượng cách mạng ở miền Nam liên tục giành thắng lợi.

Do đó, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm giải phóng miền Nam và xác định “Nếu thời cơ đến vào đầu năm hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975,” đồng thời quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của Chiến dịch Tây Nguyên – mở màn cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

2ps.jpg
Quân giải phóng tiến vào đánh chiếm sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột (1975). (Ảnh: TTXVN)

Lịch sử đã chứng minh, “đòn điểm huyệt” ở Buôn Ma Thuột làm lung lay chế độ ngụy quyền Sài Gòn, tạo đà cho quân ta thần tốc tiến công và giành thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 - giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần làm nên mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.

"Đòn điểm huyệt” chiến lược

Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, để đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ cho trận quyết chiến chiến lược ở Buôn Ma Thuột, từ đầu năm 1975, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Nguyên đã tiến hành kế hoạch nghi binh tài tình, thu hút sự ứng phó của địch ở Bắc Tây Nguyên với một loạt hoạt động quân sự trên chiến trường, tạo ra thế chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng, chia cắt phía Nam với phía Bắc Tây Nguyên và hoàn toàn bao vây, cô lập thị xã Buôn Ma Thuột.

Đúng 2 giờ 3 phút ngày 10/3/1975, từ các hướng, quân ta nổ súng tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Với sự kết hợp giữa quân chủ lực và bộ đội địa phương, quân ta nhanh chóng tiêu diệt nhiều cứ điểm của địch ở thị xã.

Đến 10 giờ ngày 11/3/1975, quân ta làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột.

Những ngày tháng 3 lịch sử này, Trung tướng-Tiến sỹ-Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đoàn Sinh Hưởng (người trực tiếp tham gia trận Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk) thăm lại chiến trường xưa và nhớ về trận đánh “để đời” trong thời binh nghiệp.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, chỉ huy đội hình xe tăng nhớ lại, trong trận đánh Buôn Ma Thuột, Đại đội 9 do ông chỉ huy gồm 10 xe tăng T-54B và 10 xe K-63, được tổ chức thành 4 thê đội.

Đúng 5 giờ 30 phút ngày 10/3/1975, từ các hướng, xe tăng và binh chủng cơ giới của ta mở hết tốc lực, theo đường trinh sát đã đánh dấu, xông ra khỏi rừng, tiến thẳng về phía thị xã Buôn Ma Thuột.

Các loại hỏa lực và ánh đèn pha sáng rực của xe tăng làm bùng lên ý chí, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ ta, khiến kẻ thù hoang mang, khiếp đảm.

“Theo kế hoạch chiến đấu, thê đội 1 dẫn đầu đột phá vào cửa mở, thê đội 2 thọc sâu vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Bị dồn vào chân tường, địch chống cự quyết liệt. Đến tối 10/3, toàn bộ lực lượng đột kích thọc sâu gồm Đại đội 9 và bộ binh đã áp sát Sư đoàn 23 ngụy. Đến 6 giờ ngày 11/3, Đại đội 9 sẵn sàng xuất kích thì phát hiện xe quân sự địch từ vườn cà phê tiến ra phản kích. Ngay lập tức, tôi ra lệnh cho các xe nổ súng chiến đấu khiến 1 xe M-113 và 1 xe M-41 của địch bốc cháy, quân địch hốt hoảng bỏ chạy. Sau đó, xe tăng Đại đội 9 tiếp tục lao lên đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23-sào huyệt cuối cùng của địch ở Buôn Ma Thuột. Đến 10 giờ ngày 11/3, các hướng, mũi đồng loạt tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Lúc 10 giờ 30 phút cùng ngày, Đại đội 9 rải ra chốt giữ những vị trí khống chế địch, hỗ trợ các chiến sĩ Tiểu đoàn 4 nhanh chóng hạ cờ chính quyền Sài Gòn, kéo cờ giải phóng lên trong niềm vui hân hoan chiến thắng,” Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng xúc động nhớ lại.

Phát huy lợi thế trên chiến trường, Tỉnh ủy Đắk Lắk lãnh đạo các huyện sử dụng lực lượng địa phương, phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, truy quét tàn quân địch, phá ấp chiến lược để nhân dân quay về buôn làng cũ.

3ps.jpg
Quân giải phóng tiến công, khống chế được sân bay Hòa Bình, làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột (1975). (Ảnh: TTXVN)

Tại các căn cứ H9 (huyện Krông Bông), H11 (huyện Krông Pắc), H4 (Quận Buôn Hồ)… quân và dân ta lần lượt tiến công, làm tan rã các căn cứ của địch.

Đến ngày 24/3/1975, tỉnh Đắk Lắk hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk trở thành “quả đấm thép” làm lung lay chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền.

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự nhận định Chiến thắng Buôn Ma Thuột là “đòn điểm huyệt” bất ngờ, gây choáng váng đối với chính quyền, quân đội Sài Gòn; làm đảo lộn thế bố trí phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, buộc địch phải rút bỏ Tây Nguyên, đây là căn nguyên dẫn đến hàng loạt sai lầm của địch. Đồng thời, tạo điều kiện cho quân ta tiến công như thế “chẻ tre,” tạo thế và lực, bước nhảy vọt về chất của cách mạng miền Nam - “một ngày bằng hai mươi năm.”

Điều này càng khẳng định đòn tiến công thị xã Buôn Ma Thuột ở chiến trường Tây Nguyên thực sự là “đòn phủ đầu” đối với chế độ ngụy Sài Gòn.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã “điểm đúng huyệt” và tạo ra đột biến về chiến dịch, dẫn đến đột biến về chiến lược, tạo thời cơ cho những trận then chốt tiếp theo.

“Bàn đạp” giải phóng miền Nam

Thắng lợi to lớn, toàn diện trong trận Buôn Ma Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, làm xuất hiện thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam nhanh hơn, chín muồi hơn.

Theo Đại tá-Tiến sỹ Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Chiến thắng Buôn Ma Thuột buộc địch rút khỏi Tây Nguyên về đồng bằng. Quân và dân ta tiến công dồn dập, đến ngày 3/4/1975, Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi, 5 tỉnh Tây Nguyên được giải phóng. Quân ta phát triển xuống duyên hải Nam Trung Bộ phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Quy Nhơn (ngày 31/3/1975), Tuy Hòa (ngày 1/4/1975), Nha Trang ( ngày 2/4/1975).

Trước diễn biến của tình hình Chiến trường Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, trong cuộc họp của Bộ Chính trị đã bổ sung quyết tâm chiến lược “Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, chuyển tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược.”

4ps.jpg
Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975 trong Chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phối hợp với Chiến dịch Tây Nguyên, quân và dân ta tiến công giải phóng Trị Thiên-Huế (ngày 26/3/1975), Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), đập tan tập đoàn phòng ngự mạnh của quân đội Sài Gòn ở khu vực miền Trung, làm phá sản âm mưu co cụm chiến lược; tạo nên vùng hậu phương hoàn chỉnh, tăng cường lực lượng, bổ sung vật chất cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tá, Tiến sỹ Lê Thanh Bài cho biết.

Như vậy, Chiến thắng Buôn Ma Thuột trở thành “bàn đạp” để quân và dân ta tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa non sông thu về một mối. Đây là chiến thắng oanh liệt, là một mốc son chói lọi góp nên trang sử vàng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, chấm dứt 21 năm quân, dân ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, khẳng định tính chân lý trong lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Theo TTXVN/Vietnam+

-----------------------

Bài 2: “Chữa lành” vết thương chiến tranh, xây dựng đời sống mới

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.