Bạc đầu mưu sinh: Những cụ bà U.80, U.90 khỏe đến lạ, 'đụng gì làm nấy'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã bước vào tuổi U.80, U.90 nhưng có những cụ bà vẫn miệt mài làm việc kiếm sống. Có người 'đụng gì làm nấy', có người thì gắn bó mút mùa với mâm bánh tráng bày bán vỉa hè.

Không chỉ có các cụ ông, ở TP.HCM cũng còn nhiều cụ bà làm đủ việc để nuôi bản thân mình và gia đình. Nụ cười hiền của những cụ bà chẳng đủ che giấu nỗi mệt mỏi sau ngày dài lầm lũi mưu sinh. Nhưng với các cụ bà, còn sức khỏe để lao động kiếm được đồng tiền thì dẫu có mệt bao nhiêu cũng thấy vui trong lòng.

Cụ bà "đụng chi làm nấy"

Ở đường Chiến Lược, gần chợ Bình Trị, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, có một xe bánh mì chả cá luôn đông khách. Đó là xe bánh mì của chị Nguyễn Thị Thu Hồng. Người ta mê bánh mì của chị Hồng một phần nhờ sự "cộng tác" của cụ bà 76 tuổi, tính tình xởi lởi, lại có tay nghề làm ra những miếng chả cá thơm ngon. Cụ tên là Nguyễn Thị Rỉ.

Cụ Nguyễn Thị Rỉ làm đủ thứ nghề để kiếm sống
Cụ Nguyễn Thị Rỉ làm đủ thứ nghề để kiếm sống

Đúng như giới thiệu của người dân địa phương, cụ Rỉ là "bà già chăm chỉ, vui tính". Chúng tôi tìm gặp cụ vào buổi sáng. Ngồi bên bếp lửa nóng hừng hực, luôn tay với công việc quết chả, cho chả vào chảo dầu đang sôi sùng sục để chiên, khiến mồ hôi thấm ướt gương mặt già nua, nhưng cụ Rỉ vẫn cười ha hả.

"Mỗi buổi tui chiên trên dưới 10 ký chả cá. Tuổi già như tui, người ta cho phụ việc kiếm đồng vô đồng ra là may rồi", cụ Rỉ tâm tình. Với cụ bà U.80 này, một buổi sáng kiếm được 80.000 đồng từ việc phụ chị Hồng chiên chả cá là đã vui rồi.

Chúng tôi hỏi hoàn cảnh gia đình, cụ Rỉ cho biết hiện sống với người chồng bệnh tật nằm liệt giường. Còn cụ cũng mắc bệnh suy tim.

"Các con tui ở riêng, chúng cũng có hiếu. Thỉnh thoảng có đứa cho tiền vợ chồng tui chữa bệnh. Nhưng tui thấy mình còn làm việc được để sống qua ngày nên không muốn giao hết tấm thân hai vợ chồng già này cho các con", cụ trải lòng.

Hỏi một ngày kiếm 80.000 đồng thì làm sao đủ trang trải áo cơm và chữa bệnh, thì cụ Rỉ nói "tui làm đủ thứ việc".

Chị Hồng xác nhận bà Rỉ thuộc diện "tuổi cao chí khí càng cao", là người ham công tiếc việc. Vào ngày 14 và 30 âm lịch hằng tháng, cụ Rỉ lấy hoa, trái cây ở chợ đầu mối về bán. Cụ còn là thợ vắt sổ lành nghề.

Để cho chúng tôi biết tay nghề vắt sổ của mình, cụ Rỉ vào nhà trổ tài. Chỉ mớ vải khách hàng giao để vắt sổ, cụ Rỉ cho biết: "Việc vắt sổ cũng giúp tui có thêm thu nhập. Đụng chi làm nấy miễn có tiền. Ở không vừa buồn vừa mệt". Việc vắt sổ ít dành cho người già bởi đòi hỏi khéo tay, đôi mắt còn tinh anh và xương cốt phải khỏe để ngồi lâu. Nhưng cụ Rỉ "chấp hết".

Đường kim, mũi chỉ trên mỗi viền vải được cụ Rỉ vắt sổ đều tăm tắp. "Chưa có khách nào mắng vốn tui là giao hàng không đạt. Đôi khi họ còn bo cho tui thêm tiền".

Mỗi buổi vắt sổ, cụ Rỉ được trả công trên dưới 100.000 đồng. Với cụ bà luôn lạc quan yêu đời này, vắt sổ là một công việc kiếm tiền "không đổ mồ hôi" như chiên chả cá cho chị Hồng bán bánh mì.

Tâm hồn cụ Rỉ cũng thư thái hơn nhờ "đụng chi làm nấy"
Tâm hồn cụ Rỉ cũng thư thái hơn nhờ "đụng chi làm nấy"

Sáng chiên chả cá, chiều vắt sổ, mỗi tháng hai lần bán bông và trái cây, đều là những công việc mà cụ Rỉ chưa bao giờ muốn từ bỏ. Bởi những công việc mà như cụ Rỉ nói "đụng chi làm nấy" đó, không chỉ góp cho cụ có ít tiền để con cái bớt lo mà thật sự tâm hồn cụ Rỉ cũng thư thái hơn.

Khúc nào cười được thì cứ cười...

Dưới mái hiên chật hẹp, ánh đèn vàng hắt hiu của Nhà thiếu nhi TP.Thủ Đức, mỗi tối, người ta lại thấy dáng hình nhỏ bé, rắn rỏi của bà Nguyễn Thị Điền, 84 tuổi, bên những bịch bánh tráng trộn quen thuộc.

Bà lão tóc bạc phơ, đôi mắt đã mờ dần theo năm tháng, nhưng tay vẫn thoăn thoắt trộn bánh, nêm nếm cho vừa miệng khách. Mưa hay nắng, bà vẫn ngồi đó, lặng lẽ mưu sinh giữa dòng người qua lại.

Trong chiếc thúng nhỏ sờn màu theo năm tháng, mọi thứ được sắp xếp gọn gàng. Một bên là chồng bánh tráng cắt sẵn, mềm dẻo, được bọc kín trong túi ni lông để tránh gió làm khô. Kế đó là hủ muối tôm đỏ cam, thơm nồng, hành phi vàng giòn, khô bò xé sợi đậm đà, ruốc khô tơi xốp, trứng cút luộc chín bóc sẵn, túi rau răm lá nhỏ.

Cạnh thúng là chai nước tắc, chua thanh, dùng để làm dậy vị bánh tráng. Mọi thứ đều đơn sơ, mộc mạc, nhưng qua bàn tay bà, "hô biến" chúng trở thành những món quà vặt đầy ắp hương vị.

"Bà lên Sài Gòn lập nghiệp từ năm 12 tuổi. Cả cuộc đời bà gắn liền với nghề này, từ khi là cô gái trẻ đến lúc tóc đã điểm sương. Bà lấy chồng, sinh con, rồi trải qua bao thăng trầm của số phận. Cuối cùng, cuộc đời không ưu ái, bà vẫn phải tự mình lo toan từng bữa cơm", bà Điền kể.

Hiện tại, bà ở trọ rồi chiều chiều nhờ người chở ra chỗ bán. Nhà trọ cách chỗ ngồi bán chừng 10 km, nhưng bà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi.

"Giờ trời cho bao nhiêu ăn bấy nhiêu, còn phần mình thì cứ làm thôi. Gần 50 năm qua, bà gắn bó với những bịch bánh tráng trộn, với cái nghề vừa mưu sinh, vừa làm niềm vui tuổi già. Mỗi ngày, bà chỉ mong bán được 30 bịch, mà có khi chỉ bán được 8 bịch thôi. Nhưng nhiều khách quá thì bà sợ cũng trộn không kịp", bà cười với ánh mắt hiền hậu nhưng chất chứa cả một đời vất vả.

Hầu như ngày nào cũng vậy, đều đặn từ 4 giờ chiều đến tận 10 giờ đêm, bà Điền ngồi đó, chờ khách dừng chân ghé lại, hay những câu chuyện vui giữa phố xá đông đúc.

"Ngồi đây, nhiều khi bà trông có người đi qua đi lại, nói chuyện vui lắm. Chuyện buồn thì mình gói lại, cất trong bụng thôi, kể chuyện vui cho đời nhẹ nhàng", bà Điền bày tỏ.

Mắt trái bà đã mù, mắt phải từng mổ nhưng nước mắt cứ chảy, làm mờ cả ánh nhìn. Vậy mà đôi tay bà vẫn khéo léo.

Mắt trái bà Điền đã mù, mắt phải từng mổ nhưng nước mắt cứ chảy
Mắt trái bà Điền đã mù, mắt phải từng mổ nhưng nước mắt cứ chảy

"Nhiệm vụ của bà là làm sao cho vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi, mình không thể chậm chạp nếu muốn bán xong sớm", bà cười, dù đôi mắt chẳng còn tinh anh như trước.

Bà Điền không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Mỗi đêm chỉ ngủ 3 tiếng, khi khỏe thì dậy làm, mệt thì cứ nằm vậy.

"Cuộc đời mà, mình cứ lượng sức mà làm, có gì đâu buồn. Khúc nào cười được thì mình cứ cười, đến khi nhắm mắt là xong…", bà nói nhẹ như không, như một triết lý sống giản dị, vững chãi của người đã đi đến dốc bên kia của cuộc đời.

Cụ bà hiếu khách, tay vừa trộn bánh vừa kể chuyện
Cụ bà hiếu khách, tay vừa trộn bánh vừa kể chuyện

Ở tuổi 84, người ta mong một cuộc sống an nhàn, còn bà chỉ có "mục tiêu" duy nhất là sức khỏe, để tiếp tục được ngồi đó bán bánh tráng mỗi ngày.

Dưới ánh đèn thưa thớt người qua lại, dáng bà lặng lẽ khuất dần sau những dòng xe tấp nập. Một kiếp người vất vả, nhưng vẫn giữ trong lòng sự lạc quan và yêu đời đáng trân trọng.

Theo Thiên Thảo - Mỹ Diệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Thanh Minh trong một cuộc giao lưu tại Di tích quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ III - Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản đối kẻ thù

Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.