Việc làm xanh: Từ suy nghĩ 'điều mà người đàn ông phải làm cho đất nước'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Lê Trung Thông, Giám đốc Lagom, khởi nghiệp từ vỏ hộp sữa, tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn cho con cái.

Anh Lê Trung Thông (40 tuổi), giám đốc và là người thành lập Công ty CP Lagom Việt Nam mang theo các sản phẩm của công ty như móc áo, chậu trồng cây… và nói: 'Những vật dụng này đều được làm từ vỏ hộp sữa. Ý định mở một công ty chuyên về tái chế đã được tôi ấp ủ từ lâu, và lý do chủ yếu là vì tôi có một suy nghĩ luôn thường trực trong đầu'.

Tìm hiểu sâu hơn về môi trường

Trước đây anh Thông là kỹ sư cầu đường, thường xuyên đi làm xa nhà và có 3 con trai. Kể từ khi có con, anh luôn khao khát dành thời gian chăm sóc gia đình và tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho các con.

Trong một lần tình cờ ở nhà đọc sách cùng con, có đoạn nói về những điều mà người đàn ông phải làm cho đất nước, điển hình là "dấn thân hành động, không nói suông", "phát triển bản thân để phục vụ xã hội"..., thì anh khựng lại và nhận ra mình có những ước mơ chưa thực hiện được. Chính điều này đã thúc đẩy anh Thông từ bỏ công việc hay xa nhà để khởi nghiệp ở tuổi 34.

"Ước mơ của tôi là làm về môi trường. Tôi hứng thú với môi trường từ rất lâu rồi. Tôi cũng là tình nguyện viên cho một số dự án môi trường mà tôi biết được qua mạng. Một lần tình cờ đi tắm biển, tôi thấy trên bãi biển có rất nhiều rác, nhất là vỏ hộp sữa. Tôi mới tìm hiểu và hỏi thêm nhiều thì loại rác này rất khó tái chế và có vẻ như tới giờ chưa ai làm", anh Thông nhớ lại.

vieclamxanh-dd.jpg
Anh Lê Trung Thông, Giám đốc Lagom. ẢNH: THÚY LIỄU

Anh Thông liền đem ý tưởng tái chế vỏ hộp sữa về bàn với các đồng nghiệp rồi cả nhóm thống nhất "giải quyết vấn đề này thôi".

Với đội ngũ ban đầu khoảng 10 người, Lagom bắt đầu thành hình từ con số không. Cả nhóm anh Thông cố gắng tìm tòi về tái chế, còn đầu tư hẳn hoi nhiều chuyến đi sang một số nước để học hỏi kinh nghiệm về công nghệ tái chế.

Anh chia sẻ: "Ban đầu, chúng tôi nghĩ chỉ cần nhà máy tái chế, đầu tư công nghệ là đủ, nhưng thực tế cho thấy vấn đề lớn nhất là nguyên liệu. Vỏ hộp sữa chưa có thị trường và không ai thu gom. Do đó, chúng tôi xác định phải bắt đầu công việc của mình bằng việc xây dựng nguồn nguyên liệu".

Anh Thông cùng đội ngũ bắt đầu hành trình 5 năm để hợp tác, xây dựng mô hình giáo dục các trường học, khuyến khích học sinh phân loại rác đúng cách; đồng thời phát triển phần mềm để theo dõi thu gom và tập kết vỏ hộp sữa.

"Các trường sẽ có một góc thu gom và Lagom sẽ cung cấp cho trường những túi đựng lớn để học sinh bỏ vỏ hộp sữa vào. Định kỳ 2 tuần 1 lần, Lagom sẽ đến thu gom tất cả các túi đó và cung cấp túi mới cho trường. Tất cả công việc này đều được kiểm tra trên ứng dụng của công ty để có những phiếu thu gom. Vật liệu sau thu gom sẽ được đóng kiện, chuyển đến nhà máy giấy".

Tại đây, công nghệ sẽ giúp tách lấy màng nhôm, màng nhựa và đem đi tái chế thành sản phẩm như chậu cây, móc áo; còn bột giấy sẽ sản xuất thành bìa carton.

2vieclamxanh.jpg
Hạt thành phẩm sau khi tái chế vỏ hộp sữa được ép khuôn thành các sản phẩm gia dụng. ẢNH: LÊ TRỌNG

Theo lời anh Thông, quá trình tái chế không hề dễ dàng vì đây là nguyên liệu mới, đòi hỏi thử nghiệm liên tục. Lagom đã đầu tư nhiều máy móc và khuôn mẫu, mỗi lần điều chỉnh khuôn có thể tốn đến vài trăm triệu đồng.

Ngoài ra, anh Thông cho biết những thách thức mà đội ngũ khởi nghiệp phải đối diện như khó gọi vốn, chính sách hỗ trợ của nhà nước còn ngắn hạn, xây dựng lại gần như từ đầu các khâu từ thu gom, xử lý đến sản xuất sản phẩm tái chế…

Dù vậy, khi nghĩ lại hành trình đã qua, anh Thông vẫn chia sẻ với tinh thần tích cực và tự hào. Hiện nay, công ty đang thu gom vỏ hộp sữa từ hơn 2.000 trường học, văn phòng, chuỗi cửa hàng và cộng đồng trên cả nước và đã phát triển đến dòng sản phẩm thứ 6.

Điều đáng quý hơn là ngoài sản xuất sản phẩm tái chế, Lagom đang kết hợp giáo dục môi trường tại các trường học, tạo nhận thức và thói quen phân loại rác cho học sinh, góp phần xây dựng thế hệ trân trọng môi trường.

"Ngoài ra, Lagom áp dụng mô hình quản trị "xanh ngọc" (Teal Management), khuyến khích nhân viên tự chủ và cống hiến thay vì bị ràng buộc bởi chỉ tiêu. Nhân viên Lagom nói chung đều có cùng một lý tưởng để phát triển và gắn bó với nhau như anh em một nhà", anh Thông cho biết.

Anh chia sẻ thêm: "Sắp tới, đội ngũ sản xuất sẽ nghiên cứu một số sản phẩm dựa trên hạt nhựa được tái chế 100% từ vỏ hộp sữa như bộ bàn ghế đặt ngoài trời, thùng rác… Tôi rất muốn nhiều người tham gia lĩnh vực này, không phải để làm giàu mà để giải quyết những vấn đề thế hệ mình để lại. Phụ huynh thường đầu tư cho con cái vào bất động sản, mua sắm mà ít nghĩ đến môi trường sống tương lai của con. Thế giới phát triển nhanh để lại nhiều hậu quả, và tôi chấp nhận đứng chậm lại trong cuộc đua marathon, góp phần xử lý những tàn dư mà mọi người bỏ qua, dọn dẹp để tạo một tương lai sáng sủa hơn".

3vieclamxanh.jpg
Khách tham quan nhà máy tái chế của Lagom ở Hà Nội. ẢNH: LÊ TRỌNG

Dạy trẻ rành rọt về phân loại, xử lý rác

Anh Đặng Trung Sơn (42 tuổi), kỹ sư của Lagom tại TP.HCM, đã đồng hành với công ty từ những ngày đầu thành lập. Hiện nay, Lagom có kho ở TP.HCM với 4 nhân sự và nhà máy tái chế ở Hà Nội với 15 nhân sự.

Công việc của anh Sơn hiện xoay quanh mảng thu gom, xử lý phân loại tại kho, quản lý các dự án của Lagom ở khu vực miền Nam.

Hằng ngày, anh Sơn kiểm soát các lộ trình thu gom của công ty trên hệ thống như xuất kho, nhập kho, kiểm tra khối lượng vỏ hộp sữa thu được từ các bạn nhân viên đi thu gom và nhập lại trên ứng dụng.

"Gắn bó với công việc cũng mấy năm, không chỉ riêng tôi mà nhân viên ai nấy cũng đều yêu môi trường, rất nhiệt huyết, kiên trì và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân. Tôi biết là mình và Lagom còn đóng góp khiêm tốn cho việc bảo vệ môi trường nhưng tôi cũng cảm nhận được ý nghĩa của công việc, giúp cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Không chỉ lan tỏa kiến thức cho các em học sinh, mà mỗi nhân viên ở Lagom cũng là một nhân tố ở cộng đồng truyền cảm hứng cho khu vực mình sống vậy. Các con của nhân viên rất rành về việc phân loại và xử lý trước, và thực hành điều này để đưa tới kho của Lagom", anh Sơn kể.

4vieclamxanh.jpg
Bộ bàn ghế tái chế có 40% từ vỏ hộp sữa. ẢNH: LÊ TRỌNG

Anh Nguyễn Minh Tín (39 tuổi), nhân viên thu gom vỏ hộp sữa của Lagom cũng kể rằng, lý do anh xin vào công ty làm là vì thấy hoạt động của Lagom "hay hay", giúp anh có thêm thu nhập bên cạnh công việc thường ngày khác.

Một tháng trước, khi bắt đầu công việc, anh Tín có giải thích cho các con của mình rằng đây là một công việc giúp ích cho môi trường, lan tỏa nhiều ý nghĩa cho xã hội.

Hằng ngày, cứ 16 giờ chiều, anh Tín sẽ đến các điểm được phân công để thu gom vỏ hộp sữa, sau đó mang về kho tầm 21 giờ, để phân loại, xử lý.

"Trước đây, cũng như nhiều người, tôi nghĩ việc dọn rác, tái chế rác là việc của công nhân vệ sinh môi trường. Còn bây giờ, tôi hiểu trách nhiệm chính là của mỗi người trong chúng ta. Do đó, được đóng góp cho công việc tái chế, thấy được những vật mà trước đây cứ nghĩ sẽ bỏ đi bây giờ xem ra rất hữu ích, thành thử tôi thấy rất vui, và tôi dự định gắn bó lâu dài cho Lagom", anh Tín nói.

Theo Phạm Thu Ngân - Thúy Liễu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

null