Làm dâu, rể xứ người: Rể ngoại nguyện hiến xác cho y học Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Người có duyên, xa trăm dặm vẫn tương phùng". Nên duyên vợ chồng với một phụ nữ Việt, người đàn ông đến từ New Zealand cảm thấy mình được sống một cuộc đời mới. Ở VN, ông có một người bạn đời thấu hiểu và một quê hương thứ hai - nơi ông nguyện gắn bó đến cuối đời.

Ông Sinel Pierre (75 tuổi, quốc tịch New Zealand) và bà Tăng Thị Kim Hoàng (64 tuổi) đã vượt qua khoảng cách tuổi tác cũng như khác biệt về ngôn ngữ, phong tục và nếp sống để đến bên nhau. Hơn cả tình yêu, họ gắn kết với nhau bởi lòng nhân ái, luôn khát khao cống hiến vì cộng đồng.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Kể với chúng tôi về lần gặp gỡ đầu tiên vào 15 năm trước, bà Kim Hoàng ngại ngùng nói rằng định mệnh đã sắp đặt để họ đến bên nhau. Ông Sinel vẫn hay gọi vợ mình là Kim vì lý do đặc biệt: "Người nước ngoài khó phát âm những từ có dấu như Hoàng".

Họ gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2009. Chính sự khác biệt về ngoại hình, ngôn ngữ đã khiến cả hai không nguôi nỗi nhớ về người kia. Thời điểm ấy, mỗi người đều đang bận rộn theo đuổi ước mơ, sự nghiệp của mình nên đã bỏ lỡ nhau.

Ông Sinel và bà Kim Hoàng luôn nói nửa kia chính là định mệnh của đời mình. ẢNH: NVCC
Ông Sinel và bà Kim Hoàng luôn nói nửa kia chính là định mệnh của đời mình. ẢNH: NVCC

11 năm sau, một lần nữa ông Sinel và bà Kim Hoàng gặp lại. Lần này, họ quyết định nghe theo tiếng gọi con tim và dũng cảm giữ lấy tình yêu của đời mình. Đôi vợ chồng đã tổ chức một buổi tiệc thân mật với gia đình, bạn bè và chính thức về chung một nhà.

Không còn tuổi đôi mươi với những rung động ngọt ngào chớm nở, họ đến với nhau khi mái tóc đã bạc, đã đi qua những nốt thăng trầm trong đời. Từng đi qua những đổ vỡ trong tình yêu và sự nghiệp, ông Sinel càng thấu hiểu và muốn che chở cho vợ mình nhiều hơn. Ông chia sẻ gặp được bà Kim Hoàng là điều may mắn nhất, giống như cách cuộc đời đã bù đắp cho ông về những tổn thương trước đây.

Trong suốt quá trình trò chuyện, thi thoảng chúng tôi lại nghe người chồng ngoại quốc này gọi vợ bằng cái tên thân thương "Kim ơi, Kim ơi". Chỉ bằng một ánh mắt, họ liền hiểu được điều mà nửa kia muốn bày tỏ.

Ông Sinel và bà Kim Hoàng đã vượt qua khoảng cách tuổi tác và khác biệt về ngôn ngữ, phong tục và nếp sống để hạnh phúc bên nhau. ẢNH: NVCC
Ông Sinel và bà Kim Hoàng đã vượt qua khoảng cách tuổi tác và khác biệt về ngôn ngữ, phong tục và nếp sống để hạnh phúc bên nhau. ẢNH: NVCC

Bà Kim Hoàng bật mí bí quyết để duy trì hạnh phúc của hai vợ chồng là cho nhau khoảng thời gian riêng. "Tôi thường tham gia các hoạt động cùng chị em và học thêm ngoại ngữ vào ban đêm. Sinel thì có một nhóm bạn người nước ngoài rất thân. Không phải lúc nào chúng tôi cũng đi cùng nhau, đôi khi cho nhau khoảng không gian riêng lại là cách để vun vén yêu thương nhiều hơn", bà Kim Hoàng bày tỏ.

Hạnh phúc của hai vợ chồng còn là những lúc được giúp đỡ người khác. Những người nước ngoài đến VN gặp sự cố về giấy tờ, nơi ở, ăn uống, đi lại đều được vợ chồng bà Kim Hoàng sẵn sàng hỗ trợ. Bà nói dù là ngày hay đêm, chỉ cần người khác cần thì vợ chồng bà đều cố gắng thu xếp. Họ bộc bạch với chúng tôi rằng cho đi là không mong cầu được nhận lại, tất cả đều xuất phát từ tình thương và mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho cộng đồng.

Giờ đây, khi không còn ba mẹ bên cạnh, vợ chồng ông bà chính là điểm tựa vững vàng nhất của nhau. Tuy khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, nếp sống nhưng "chàng rể" Sinel luôn hết mực chăm lo cho người cô còn lại duy nhất của vợ mình.

Ông Sinel cùng vợ dùng hầu hết thời gian của mình cho trẻ em bị khiếm thị, khiếm thính, trẻ mồ côi mắc bệnh HIV. ẢNH: NVCC
Ông Sinel cùng vợ dùng hầu hết thời gian của mình cho trẻ em bị khiếm thị, khiếm thính, trẻ mồ côi mắc bệnh HIV. ẢNH: NVCC

"Dù tôi không nói được tiếng Việt, không hiểu được những gì cô nói nhưng thông qua cử chỉ, hai cô cháu có thể hiểu điều nhau muốn. Cô của Kim rất thích những món ăn tôi nấu", ông Sinel cho biết.

Nhớ về những tháng ngày bệnh nặng, người đàn ông ngồi trước mặt chúng tôi không khỏi xúc động khi nghĩ về người vợ đã luôn bên cạnh mình: "Dù mắt tôi lúc đó rất yếu, dần mờ đi và có thể không nhìn thấy được nữa, nhưng Kim chưa bao giờ nản lòng. Nhờ có Kim mà mắt tôi đã dần hồi phục".

"VN là quê hương của tôi"

Dù đến từ New Zealand xa xôi nhưng ông Sinel luôn dành một tình yêu đặc biệt đối với đất nước VN. Ông rất yêu thích các món ăn Việt như bánh cuốn, mì Quảng, bún mộc, bún thịt nướng, mắm tôm... Đặc biệt, món khoái khẩu của ông Sinel là món chuột nướng lu Đồng Tháp, một món "kén" người ăn tại VN.

Nếu hỏi tôi yêu VN nhiều như thế nào, tôi chỉ có thể trả lời một câu duy nhất: Tôi sẽ không bao giờ rời khỏi VN, thậm chí khi tôi đã chết!

Ông Sinel Pierre

Từ ngày kết hôn với bà Kim Hoàng, trên mỗi chuyến bay từ New Zealand về VN, ông Sinel đều có cảm giác như đang trở về quê hương của chính mình. "VN là quê hương của tôi, tôi yêu Kim nên yêu mọi thứ của cô ấy, yêu cả nơi cô ấy sinh ra. Từ khi có Kim, tôi thấy mình không còn là khách khi đến VN", ông Sinel tâm tình.

Về VN sinh sống, ông Sinel cùng vợ dùng hầu hết thời gian của mình cho trẻ em bị khiếm thị, khiếm thính, trẻ mồ côi mắc bệnh HIV và những người vô gia cư….

Đặc biệt, mỗi dịp Giáng sinh, ông Sinel còn hóa thân thành ông già Noel để phát quà cho các em. "Hơn cả tình yêu, điều gắn kết chúng tôi là sự hạnh phúc sau mỗi lần làm được một điều gì đó tốt đẹp cho mọi người xung quanh. Mặc dù các em không nghe, không nhìn được nhưng vẫn luôn nhớ về chúng tôi, đặc biệt là bộ râu thương hiệu của tôi", ông Sinel hài hước.

Vợ chồng ông Sinel rất thích làm thiện nguyện. ẢNH: NVCC
Vợ chồng ông Sinel rất thích làm thiện nguyện. ẢNH: NVCC

Chia sẻ về tình yêu đối với TP.HCM, ông Sinel không thể diễn tả hết bằng lời nói. Ông ấn tượng với sự thân thiện, hiếu khách của người dân nơi đây. Tình yêu ấy đã không còn là tình yêu đôi lứa, nó đã "lớn lên" và trở thành tình yêu con người, yêu đất nước. Ông Sinel lấy trong túi áo chiếc thẻ xác nhận hiến tạng khoe với chúng tôi, vẻ mặt hết sức tự hào. Năm 2020, ông đã đăng ký tình nguyện hiến xác cho nền y học VN sau khi qua đời. Đó là tâm nguyện cả đời của ông, cũng như cách mà ông "trả ơn" cho đất nước đã mang lại hạnh phúc cho mình.

Chia sẻ về quyết định hiến xác khi qua đời của chồng, bà Kim Hoàng rưng rưng nước mắt: "Sinel không chỉ yêu tôi, yêu gia đình tôi mà còn rất yêu VN. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn, vì sau bao va vấp, tôi đã tìm được người thật sự thương mình".

Ông Sinel tiếp lời vợ: "Nếu hỏi tôi yêu VN nhiều như thế nào, tôi chỉ có thể trả lời một câu duy nhất: Tôi sẽ không bao giờ rời khỏi VN, thậm chí khi tôi đã chết!".

(còn tiếp)

Theo THÁI THANH - HOÀI NHIÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

Tết về trên đảo Đá Tây A

Tết về trên đảo Đá Tây A

Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.