Làm dâu, rể xứ người: Cô dâu Việt viết du thơ ở 'thủ đô châu Âu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tìm được tình yêu đích thực, khoảng cách tuổi tác, địa lý, quốc tịch không còn là rào cản; mà ngược lại trở thành gia vị cho những mối tình xuyên biên giới thêm bền chặt.

Vượt qua mọi rào cản, chị Trương Mỹ Vân (44 tuổi, quê ở Tiền Giang) xây dựng cuộc sống hạnh phúc bên người chồng quốc tịch Bỉ. Không những vậy, tại thành phố Brussels - nơi được mệnh danh là "thủ đô châu Âu", chị Vân đã sáng tác tập Du thơ đất nước Việt Nam gồm tổng cộng 6.300 câu và được Tổ chức Kỷ lục VN trao bằng xác lập kỷ lục "Tập thơ lục bát giới thiệu về địa danh 63 tỉnh thành cùng các giá trị tinh hoa trong văn hóa ẩm thực của VN với nhiều câu thơ nhất" hồi năm 2019.

Người phụ nữ tài hoa

Hồi tưởng về 22 năm trước, chị Mỹ Vân mỉm cười kể về mối nhân duyên "trời định" của mình. Với vẻ đẹp dịu dàng, chị đã chiếm trọn trái tim của chồng là anh Nicolas (49 tuổi, ở Brussels, Bỉ) ngay từ lần gặp đầu tiên. Tuy nhiên, cô gái 22 tuổi khi đó chưa từng nghĩ sẽ xây dựng tổ ấm tại "thủ đô châu Âu".

lam-dau-re-xu-nguoi-dd.jpg
Vào dịp lễ, tết, chị Mỹ Vân thường trưng bày bàn tiệc quảng bá văn hóa VN tại Bỉ. ẢNH: NVCC

Không chỉ sở hữu tâm hồn thơ ca bay bổng, chị Mỹ Vân còn có đôi tay tài hoa với khả năng khắc chữ, tạo hình trên hoa quả khiến bạn bè, người thân cả ở VN lẫn ở Bỉ ngưỡng mộ. Những hình tượng chim công, phượng hoàng, thiên nga… được chị tái hiện rất sinh động trên từng món ăn.

Chị Mỹ Vân bật mí mình từng là đầu bếp cho nhà hàng cao cấp ở Bỉ. Ngoài các món Âu, chị còn thường xuyên nấu thêm những món ăn truyền thống Việt như phở, bún bò Huế, chả giò, heo chiên ngũ vị để giới thiệu đến bạn bè năm châu.

Tâm sự với chúng tôi, chị nói: "Mỗi lần nấu các món ăn VN, tôi lại càng thêm yêu quê hương mình. Đó như một lời nhắc nhở, một niềm kiêu hãnh về gốc gác và vẻ đẹp của đất nước".

Thỉnh thoảng chị Mỹ Vân tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa ẩm thực Việt tại Bỉ với sự tham gia của nhiều người VN lẫn người bản địa. Những dịp này cũng là cơ hội để các con của chị hiểu sâu thêm và càng thêm yêu quý nền văn hóa quê mẹ.

2lam-dau.jpg
Món ăn chị Mỹ Vân tự tay làm bên cạnh tập thơ Du thơ đất nước Việt Nam. ẢNH: NVCC

Chị Mỹ Vân không dám nhận mình là người phụ nữ giỏi giang. Chị chia sẻ: "Mỗi người phụ nữ Việt đều có vẻ đẹp riêng. Tôi không phải quá tài giỏi, mà may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở VN thân yêu, được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương của gia đình, của đồng bào. Vậy nên dẫu có làm dâu ở một đất nước xa xôi, tôi vẫn ngày đêm hướng về quê nhà".

Để có được hạnh phúc hôm nay, chị Mỹ Vân cho hay nhờ sự thấu hiểu và chia sẻ của người chồng Nicolas. Chị mỉm cười nói: "Anh ấy là người hòa đồng, hài hước, được nhiều người yêu mến. Đặc biệt, Nicolas rất giản dị. Lúc về VN, anh ấy giống như một người nông dân chính hiệu. Cũng xắn quần, mặc áo bà ba, đội nón lá làm vườn, bắt cá… Chồng tôi yêu trẻ con, luôn dịu dàng với vợ con".

Chị kể thêm anh Nicolas am hiểu nhiều về văn hóa Đông Nam Á nên rất tâm lý trong ứng xử. Khi gặp người Việt, anh luôn nói lời chào trước, hạn chế ôm hôn như văn hóa Tây phương. Anh cũng luôn thể hiện tình cảm yêu thương của mình với vợ một cách kín đáo, tế nhị, không phô bày quá mức trước mặt người khác. Chị yêu thương và trân trọng anh chính nhờ nét tính cách này.

3lamdau.jpg
Tác phẩm Du thơ đất nước Việt Nam của chị Mỹ Vân được Tổ chức Kỷ lục VN trao bằng xác lập kỷ lục. ẢNH: NVCC

Tập thơ thương nhớ quê hương

Kể từ lần đầu gặp chồng tại làng cổ Đông Hòa Hiệp (H.Cái Bè, Tiền Giang), cuộc đời chị Mỹ Vân bước sang một chương mới. Chị giãi bày cuộc sống xa quê hương không hề dễ dàng, nhưng tình yêu và sự kiên cường đã giúp chị vượt qua tất cả. Trên đất Bỉ xa xôi, chị luôn đau đáu nỗi niềm thương nhớ quê hương. Mỗi đêm khi chồng và con đã chìm vào giấc ngủ, chị lại tìm về những vần thơ đầy ắp nỗi niềm nhớ nhung:

"Quê hương trái ngọt trĩu cành,

Dòng sông Bà Hợp lượn quanh trước nhà.

Cái Bè đất mẹ đẻ ta,

Hai bờ chợ nổi má ba luôn chờ...".

Khi làm thơ, chị Mỹ Vân cảm tưởng như được quay về làng quê với những kỷ niệm bên mẹ cha. Cảm xúc cứ thế dâng trào, kết thành những dòng thơ mang đậm tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi bài thơ trong tập Du thơ đất nước Việt Nam không chỉ là lời tâm tình từ nỗi nhớ của người con xa xứ mà còn khắc họa hình ảnh nhiều vùng miền, tỉnh thành cả nước.

4lamdau.jpg
Chị Mỹ Vân bên tập thơ Du thơ đất nước Việt Nam. ẢNH: NVCC

Nâng niu tập thơ trên tay, chị Mỹ Vân lật từng trang rồi lại ngân nga những câu thơ với giọng trầm ấm. Dù qua màn hình nhưng chúng tôi cảm nhận rất rõ sự tự hào pha lẫn nét xúc động trong giọng nói của chị khi chia sẻ về hành trình sáng tác. "Du thơ" không chỉ viết về đặc trưng vùng miền, phong tục văn hóa VN mà còn là cuộc "du hành" tâm hồn giúp chị kết nối với quê hương.

Với 6.300 câu thơ lục bát miêu tả về cảnh đẹp khắp mọi miền đất nước, Du thơ đất nước Việt Nam được đánh giá là một tác phẩm đặc sắc về đất nước, con người và văn hóa Việt. Tập thơ được "thai nghén" trong hơn 2 năm và được Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ ấn hành vào cuối năm 2017.

Chị Mỹ Vân kể trong giai đoạn tập trung sáng tác, anh Nicolas luôn âm thầm giúp đỡ chị trong công việc nhà và chăm sóc con cái. Anh cũng đang hỗ trợ chị dịch tập thơ sang tiếng Pháp để bạn bè quốc tế hiểu hơn về văn hóa VN.

Chị bày tỏ: "Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn cha ông mình, ba mẹ mình vì đã dạy dỗ tôi nhiều điều về văn hóa nước nhà. Để rồi khi đi xa, tôi càng thấu hiểu những lời dạy đó hơn bao giờ hết".

Chị cho rằng người Việt dù ở bất kỳ đâu cũng luôn mang trong mình tình yêu sắt son với Tổ quốc. "VN mình tươi đẹp lắm, tươi đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp ở những phong tục tập quán đậm đà bản sắc và tươi đẹp ở con người nhân hậu, cần cù, đầy nghị lực", chị tâm tình.

(còn tiếp)

Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát) cho biết VN có chính sách bảo hộ công dân (có quốc tịch VN) sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện VN tại nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán), cơ quan đại diện lãnh sự (tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán), cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế. Công dân VN sẽ thực hiện các thủ tục hành chính ở đây.

Đồng thời, đây cũng chính là đầu mối trong việc triển khai các cơ chế bảo hộ công dân trong một số trường hợp phát sinh như liên hệ đại diện để liên hệ với chính quyền nước sở tại trong quá trình xử lý khó khăn, vướng mắc của người Việt. Như vậy, công dân VN khi sinh sống ở nước ngoài có thể yên tâm với chính sách bảo hộ công dân của nước mình, đồng thời cần tuân thủ pháp luật nước sở tại.

Theo THÁI THANH - HOÀI NHIÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

Tết về trên đảo Đá Tây A

Tết về trên đảo Đá Tây A

Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.