Lan tỏa trên mạng xã hội:

Nàng dâu mang mâm cơm Việt đến Dubai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để có những mâm cơm với các món truyền thống Việt cho chồng và những người đồng hương thưởng thức, chị Trang phải đi nhiều nơi ở Dubai tìm kiếm nguyên liệu.

Chị Hoàng Mai Trang (33 tuổi) có chồng là anh Remon (quốc tịch Ai Cập), hiện sống ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất - UAE).

Nơi chị sống có mùa hè dài, nóng bức khắc nghiệt với sa mạc bao quanh. Nhưng cái khó của thời tiết không cản được tình yêu chị đến với nhà bếp nấu các món Việt trên đất khách.

Chị Trang cùng chồng hiện đang sống và làm việc ở Dubai. ẢNH: NVCC
Chị Trang cùng chồng hiện đang sống và làm việc ở Dubai. ẢNH: NVCC

Nhớ da diết món ăn Việt

Năm 2016, chị Trang từ TP.HCM sang Dubai làm nhân viên khách sạn. Chị sống trong ký túc xá của công ty nên đồ ăn chỉ có các món Trung Đông, Ấn Độ, Philippines… Thời gian đầu, dù nhớ các món ăn Việt da diết nhưng chị cũng chỉ biết ăn mì tôm mang từ quê nhà. Dần dà, chị bắt đầu đến cửa hàng thực phẩm tìm nguyên liệu để tự nấu cơm vì không quen đồ ăn ở đây.

"Mình tự tìm kiếm nguyên liệu mang về nấu để thỏa mãn cơn thèm các món quê hương. Đôi khi chỉ là một bữa cơm với rau muống luộc chấm nước tương tỏi ớt đã cảm thấy sung sướng. Điều đó luôn thôi thúc mình tìm mọi cách để có được nguyên liệu chế biến các món ăn Việt", chị Trang nói.

Món bún đậu mắm tôm do chính chị Trang nấu. ẢNH: NVCC
Món bún đậu mắm tôm do chính chị Trang nấu. ẢNH: NVCC

Việc tìm kiếm nguyên liệu và gia vị Việt ở Dubai chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ở Dubai, đa số người dân theo đạo Hồi nên thịt heo là loại thực phẩm cấm kỵ. Số ít siêu thị có giấy phép được bán thịt heo nhưng luôn đặt trong góc khuất, phải biết vị trí chính xác mới mua được. Những món như thịt kho trứng, bún mọc, bún đậu mắm tôm… cần nguyên liệu thịt heo nên có lần chị phải đón xe đi hơn chục cây số để mua thịt. Sau này, chị kết nối được với một số người Việt ở Dubai nên cả nhóm hẹn nhau nấu nướng, xua tan cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Ngoài ra, giá nguyên liệu nấu món ăn Việt ở Dubai cũng rất đắt do chi phí vận chuyển cao. Ví dụ, cá hú khoảng 600.000 đồng/con, rau nhúng lẩu mắm khoảng 500.000 đồng/bó.

Giữ gìn hương vị quê hương

"Hiện giờ việc tìm kiếm nguyên liệu nấu món Việt ở Dubai đã bớt vất vả vì cộng đồng bà con đông hơn. Nhưng do giá đắt nên mỗi khi nấu món Việt, mình và những người bạn đồng hương lại tụ họp một lần gom tiền mua nguyên liệu và nấu thật nhiều. Ở Việt Nam chỉ cần bước ra đường ăn tô bún bò hay vào chợ mua nắm rau răm về nấu là chuyện quá đỗi đơn giản, còn đối với bọn mình ở đây thì đó là điều khó khăn. Tuy nhiên, nếu không nấu sẽ không chịu nổi vì vị mắm, mùi rau ngò gai, diếp cá đã thấm vào những người con xa quê", chị Trang cho hay.

Bún bò cũng là món thường xuyên trong bữa ăn gia đình chị. ẢNH: NVCC
Bún bò cũng là món thường xuyên trong bữa ăn gia đình chị. ẢNH: NVCC

Nhiều người Việt đặt biệt danh cho chị Trang là "thổ địa Dubai" vì giỏi tìm kiếm nguyên liệu Việt. Trong những lần họp mặt, chị đảm nhận chuyện đi mua nguyên liệu và nấu nướng. Nàng dâu Việt mua hàng xách tay do chính đồng hương bán, mua thịt heo từ siêu thị Philippines, mua bún, mua gà vịt từ siêu thị Trung Quốc. Các món chị nấu thường là đặc sản nhiều vùng miền như gỏi cuốn, bún bò, lẩu mắm, bánh bột lọc, bánh hỏi, cơm tấm…

"Mình rất thích nấu ăn và cảm thấy hạnh phúc khi mọi người hài lòng với đồ ăn do mình chế biến. Khi nấu món gì, mình cũng phải tìm đầy đủ nguyên liệu để cho ra hương vị thuần Việt, dù phải đi 3 - 4 siêu thị, đặt qua nhiều ứng dụng. Nấu ăn cũng là cách để mình giảm căng thẳng, luôn thử thách bản thân bằng cách nấu món mới", chị Trang trải lòng.

Việc mua nguyên liệu Việt ở Dubai không đơn giản. ẢNH: NVCC
Việc mua nguyên liệu Việt ở Dubai không đơn giản. ẢNH: NVCC

Chị Trang cho biết chưa từng nghĩ đến việc sẽ kinh doanh các món ăn Việt ở Dubai vì công việc chính cũng đang gắn bó với một nhà hàng. Chị có thể vận dụng kỹ năng nấu nướng và sự hiểu biết để góp sức cho việc kinh doanh nơi chị đang làm việc.

Anh Remon chia sẻ rất thích các món ăn Việt do vợ nấu, đặc biệt là phở, bò kho, chả giò… "Lúc đầu vợ nấu các món rất đơn giản, tôi đón nhận nhưng ăn ít vì còn… đề phòng. Giờ tôi đã ăn được rất nhiều món, các gia vị mạnh như nước mắm, mắm nêm. Tôi luôn ủng hộ vợ nấu các món ăn Việt để giữ gìn hương vị quê hương", chồng chị Trang bày tỏ.

Theo Dương Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.