Bác sĩ Võ Phương Đề: Trở về để cống hiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tận tâm, yêu nghề, giỏi chuyên môn và giàu y đức là nhận xét của nhiều người về bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Phương Đề (Khoa Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai). Khi quyết định công tác tại quê hương Phú Thiện, bác sĩ Đề tâm niệm: Trở về để cống hiến.

Dù mới chuyển công tác về Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện 3 năm nay nhưng bác sĩ Võ Phương Đề đã có nhiều đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân huyện nhà.

Đặc biệt, năm 2024, anh là thầy thuốc duy nhất của tỉnh Gia Lai lọt vào vòng chung kết và đạt giải ba tại Hội thi “Thầy thuốc giỏi chuyên môn-Vững bảo hiểm y tế” do Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Bác sĩ Đề sinh ra và lớn lên tại thị trấn Phú Thiện. Năm 2016, anh tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau 6 năm công tác tại Bệnh viện TP. Thủ Đức, năm 2022, anh chuyển về Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện.

Chia sẻ về quyết định của mình, anh bộc bạch: “Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tôi nhận thấy các bệnh viện lớn luôn trong tình trạng quá tải. Không ít người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tốn nhiều chi phí tới đó để khám-chữa bệnh.

Vậy nên, tôi nghĩ về quê có thể sẽ giúp họ phần nào. Mong muốn lớn nhất của tôi là cống hiến sức mình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng khó”.

bac-si-vo-phuong-de-sieu-am-bung-cho-mot-benh-nhan-nhi-anh-vu-chi.jpg
Bác sĩ Võ Phương Đề siêu âm cho một bệnh nhân. Ảnh: V.C

Tuy nhiên, từ môi trường làm việc thuận lợi chuyển sang nhận nhiệm vụ mới tại Khoa Hồi sức-Cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế huyện, bác sĩ Đề không tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ ban đầu.

Tuy nhiên, khó khăn không khiến anh chùn bước mà càng quyết tâm, cố gắng khai thác những gì cơ sở hiện có, áp dụng những kiến thức đã học và tích lũy được để phục vụ công tác khám và điều trị bệnh nhân.

Anh tự bỏ tiền túi mua thêm 1 máy thở đặt tại Khoa để chăm sóc tốt hơn cho người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.

“Hôm ấy, Khoa Hồi sức-Cấp cứu tiếp nhận 1 bệnh nhân 70 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Mong muốn lớn nhất của người nhà là kéo dài sự sống cho bệnh nhân để chờ con cháu từ xa về kịp nhìn mặt lần cuối.

Tôi đã dùng chính máy thở do mình mua để cấp cứu bệnh nhân, giúp thực hiện tâm nguyện của các thành viên trong gia đình”-bác sĩ Đề chia sẻ.

bac-si-vo-phuong-de-tham-kham-cho-benh-nhan-dang-dieu-tri-tai-trung-tam-y-te-huyen-phu-thien-anh-vu-chi.jpg
Bác sĩ Võ Phương Đề thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Năm 2024, khi chuyển sang công tác tại Khoa Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ Đề cũng luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với anh, môi trường nào cũng đòi hỏi các y-bác sĩ phải có trình độ chuyên môn giỏi để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, trên cơ sở đó có phương án chăm sóc, điều trị kịp thời.

Mỗi khi thăm khám, anh luôn tận tình hỏi thăm, chỉ dẫn, dặn dò bệnh nhân cùng người nhà cố gắng thực hiện điều trị theo phác đồ để mau chóng hồi phục.

Chính nhờ cái tâm với nghề nên bác sĩ Đề luôn được bệnh nhân lẫn người nhà tin tưởng, yêu mến.

Chăm sóc chồng bị bệnh tai biến tại Trung tâm Y tế huyện hơn 1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) cho biết: “Ở đây, các y-bác sĩ rất nhiệt tình, tận tâm điều trị cho chồng tôi. Đặc biệt, bác sĩ Đề rất quan tâm, thường xuyên hỏi thăm, động viên gia đình cố gắng”.

Clip: V.C

Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, năm 2024, bác sĩ Đề là thầy thuốc duy nhất của tỉnh Gia Lai lọt vào vòng chung kết và đạt giải ba tại Hội thi “Thầy thuốc giỏi chuyên môn-Vững bảo hiểm y tế” do Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Đây là cuộc thi có quy mô lớn được tổ chức qua 3 vòng với 1.494 thí sinh của 22 tỉnh, thành tham gia.

Trao đổi với P.V, bác sĩ Bùi Phi Sang-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện-chia sẻ: Thời gian qua, chất lượng khám-chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện không ngừng được nâng lên. Điều này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ y-bác sĩ, trong đó có bác sĩ Võ Phương Đề.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, bác sĩ Đề luôn tận tâm, nhiệt huyết, nỗ lực học tập nâng cao chuyên môn, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, được đồng nghiệp quý trọng, bệnh nhân yêu mến. Đây là tấm gương sáng cho mọi người học tập và làm theo.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.