Trong chuỗi các sự kiện chào mừng gala "Vinh quang công an nhân dân", chiều 8-3, tại phố đi bộ bờ hồ Gươm, hàng ngàn người dân đã chứng kiến những màn biểu diễn của đội kỵ binh và cảnh khuyển (chó nghiệp vụ) của lực lượng công an nhân dân biểu diễn và tác chiến, tấn công công tội phạm.
Chiều 8-3, các hoạt động biểu diễn của lực lượng công an nhân dân tại bờ hồ Gươm gồm: Biểu diễn nhạc kèn, biểu diễn đội hình mô tô hộ tống, biểu diễn mô tô dẫn đoàn, biểu diễn kỵ binh, biểu diễn huấn luyện cảnh khuyển.
Những màn biểu diễn được người dân 2 bên bờ hồ đón chờ và thích thú. Nhất là những màn huấn luyện chó nghiệp vụ trong đảm bảo an ninh trật tự, tấn công trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy ở biên giới, cửa khẩu.
Một số hình ảnh do phóng viên ghi lại chiều 8-3:
Đội hình kỵ binh tiến ra đường Đinh Tiên Hoàng Các chiến sĩ cảnh sát cơ động điều khiển ngựa phi nước đại hàng ngang
Huấn luyện ngựa là công việc tương đối khó, các động tác, cử chỉ buộc ngựa làm theo phải mất nhiều thời gian, kiên trì. Trong hình là chiến sĩ cảnh sát cơ động kỵ binh huấn luyện ngựa nằm sát đất để bám mục tiêu Chiến sĩ cảnh sát cơ động kỵ binh và chú ngựa cùng nằm im bất động Mỗi màn biểu diễn, được hàng ngàn người dân đứng 2 bên đường Đinh Tiên Hoàng hò reo, cổ vũ Nhiều người chờ đợi màn huấn luyện chó nghiệp vụ tấn công tội phạm nguy hiểm, có vũ khí nóng Chó nghiệp vụ ngoan ngoãn nghe theo hướng dẫn
Mô tả lại việc kiểm soát người qua biên giới, các chú chó nghiệp vụ phát hiện, đánh hơi thấy ma túy Các chú chó nghiệp vụ được huấn luyện để phát hiện ma túy Chó nghiệp vụ cùng chiến sĩ cảnh sát cơ động trấn áp tội phạm
Huấn luyện chó nghiệp vụ vượt qua các chướng ngại vật nguy hiểm
Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
Sau khi nhà lao thiếu nhi, tức “Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt” tan rã vào năm 1973, các cựu tù tỏa về tham gia phong trào cách mạng ở các địa phương cho đến ngày nước nhà thống nhất.
Trong các phong trào đấu tranh bất khuất của những tù nhân thiếu nhi ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt chống lại kẻ thù, còn ghi lại giấu ấn khó quên của những cuộc vượt ngục để trở về với phong trào cách mạng tiếp tục chiến đấu.
Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.
Căn bệnh chủ quan dường như đã trở thành bệnh kinh niên của rất nhiều lái xe. Để phòng ngừa các vụ tai nạn đáng tiếc, mỗi lái xe cần phải “chữa” được căn bệnh ấy, luôn tỉnh táo và cẩn thận trên mỗi cung đường…
Nhiều người vẫn có suy nghĩ trồng mía chỉ để ép lấy đường, nhưng thực tế ngành mía đường đang chuyển mình theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu giá trị từ cây mía.
Trước bối cảnh hội nhập, ngành mía đường ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều nơi nông dân không còn “mặn mà” với cây mía vì giá cả bếp bênh.
Vùng đất Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) được nhiều người biết đến với “quốc bảo” sâm Ngọc Linh nhưng ít ai biết vùng đất này còn một đặc sản khác: Ấy là mật ong tinh chất xứ đại ngàn với nghề nuôi ong “nhờ trời” độc đáo...
Trong bối cảnh Quảng Trị tự tin tiến vào kỷ nguyên mới, tất cả lại nhớ về Tổng Bí thư Lê Duẩn, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị với tư duy đổi mới.
Nói về Quảng Trị, sức chịu đựng, nghị lực phi thường của con người ở mảnh đất này thực sự gây kinh ngạc. Tuy nhiên, một phẩm chất đáng nể khác của họ chính là sự lạc quan, tìm ra những tích cực nhất trong gian khổ để không bao giờ thôi hy vọng…
Cụ Sắc, người khuyết tật bán vé số, nhân vật trong bài viết trên Báo Thanh Niên, đã rơi nước mắt khi nhận chiếc xe 3 bánh chạy điện ắc quy, kết hợp năng lượng mặt trời. Chiếc xe này do một học sinh tuổi teen chế tạo.
Dù chỉ còn 3% sức khỏe sau tai nạn, anh Nguyễn Ngọc Lâm không khuất phục số phận. Ngược lại, anh trở thành 'thầy giáo xe lăn', truyền cảm hứng sống và học tập cho hàng trăm trẻ em nghèo.
(GLO)- Sau Tết Nguyên đán là mùa ning nơng-tháng nghỉ ngơi và vui chơi của đồng bào dân tộc bản địa, cũng là mùa pơ thi. Năm nào cũng vậy, khi nghe tiếng cồng chiêng từ xa vọng về là chúng tôi đến với làng.
Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.
Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.
(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.