Nhiều tàu cá Trung Quốc tháo chạy khi bị phát hiện xâm phạm biển Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tàu lưới kéo Trung Quốc (đa số là tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu) khi bị phát hiện xâm phạm vùng biển Việt Nam đã không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy sang phía đông đường phân định vịnh Bắc Bộ.
 
Hội nghị bàn giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 19-12 tại Hà Nội - Ảnh: CHÍ TUỆ
Thông tin này được ông Lê Trần Nguyễn Hùng - vụ trưởng Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản - cho biết tại Hội nghị bàn giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 19-12 ở Hà Nội.
Ông Hùng cho biết 9 tháng đầu năm 2019, riêng Cục Kiểm ngư đã phát hiện và xử lý 497 tàu cá vi phạm (gồm 455 tàu cá Việt Nam và 42 tàu cá Trung Quốc), lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản đối với 201 trường hợp, thu nộp ngân sách nhà nước tổng số tiền 634,6 triệu đồng, trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam, phạt cảnh cáo 254 trường hợp.
Các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ yếu xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Trong quá trình tuần tra còn ghi nhận các tàu lưới kéo Trung Quốc, trong đó đa số là tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy sang phía đông đường phân định vịnh Bắc Bộ.
Theo ông Hùng, tình hình tàu cá Việt Nam sử dụng các nghề lưới kéo, mành, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm, sử dụng chất nổ để khai thác trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, đặc biệt là trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, vẫn diễn ra, lặn bắt hải sản khá thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
Tuy nhiên, do chưa có lực lượng kiểm ngư trong khu bảo tồn biển, việc phối hợp của khu bảo tồn biển với lực lượng biên phòng không thường xuyên, nên tình hình vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phổ biến, dẫn đến nguồn lợi các loài giá trị cao như hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai sọ dừa... suy giảm.
Ông Hùng cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa đạt được như kỳ vọng là do đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn thiếu, hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm.
Trong khi đó, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản nhiều, chưa kiểm soát được cường lực khai thác phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi, nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi vùng biển ven bờ.
 
Tàu Trung Quốc khi bị phát hiện vi phạm thường có hành vi chống đối, bỏ chạy gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan giám sát phía Việt Nam - Ảnh: T.T
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thì nhấn mạnh nếu không có tư duy đúng về bảo tồn biển sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn. Do đó, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức như phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo, tài liệu, tờ rơi... đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
Trong đó tập trung tuyên truyền đối với các cá nhân, tổ chức được giao quản lý nguồn lợi thủy sản, người dân làm nghề khai thác thủy sản tự nhiên, đặc biệt là những người dân làm nghề khai thác thủy sản trái phép như xung điện, chất nổ, chất độc, giã cào...
Nhằm ngăn chặn đà suy giảm nguồn lợi thủy sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng giao Tổng cục Thủy sản điều tra nguồn lợi thủy sản để điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép, kiểm soát các nghề, ngư cụ cấm, khu vực và thời gian cấm khai thác, sử dụng chất nổ, xung điện…
Chí Tuệ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.