Nhiều giải pháp hạn chế khai thác nước ngầm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo kết quả Đề án “Điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”, Gia Lai có 5 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất với tổng cộng 251 khu vực. Để hạn chế khai thác nước dưới đất, các ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực. 
Theo kết quả điều tra, khoanh định, huyện Ia Grai có 14 khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất. Do vậy, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phối hợp với các xã thông báo để người dân biết và tìm phương án hạn chế khai thác nước dưới đất cho từng khu vực. Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng TN-MT huyện-cho biết: Tại các khu vực hạn chế khai thác hiện có 2.660 công trình khai thác nước, trong đó có 57 công trình thuộc khu vực bị ô nhiễm. Đối với các công trình này, chúng tôi sẽ lấy mẫu nước phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp xử lý. Trong trường hợp không thể xử lý thì tìm cách đưa nước từ khu vực khác về hoặc điều chỉnh quy hoạch đất ở để di dời các hộ dân. Song song với đó, huyện sẽ tìm nguồn vốn để xây dựng các công trình cấp nước tập trung, kết hợp vận động người dân chuyển sang sử dụng nước từ các công trình này. Ngoài ra, UBND huyện dừng không cấp phép xây dựng công trình mới tại các vị trí hạn chế khai thác.
Xã Ia Khai (huyện Ia Grai) có 1 vị trí hạn chế khai thác nước do bị ô nhiễm thuộc làng Jrăng Krái. Bà Nguyễn Mai Lương-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Ủy ban nhân dân xã vận động người dân dừng sử dụng nước tại các giếng trong khu vực bị ô nhiễm. Theo đó, người dân chuyển sang sử dụng nước từ công trình nước tự chảy được xây dựng từ năm 2007. Tuy nhiên, vị trí dẫn nước về làng quá xa, áp lực nước chảy yếu, vào mùa khô thường bị cạn kiệt khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Do đó, chúng tôi quán triệt đến các hộ dân nếu có nhu cầu khoan giếng phải báo cáo lên UBND xã để xem xét. Đồng thời, chúng tôi kiến nghị UBND huyện đầu tư hệ thống khoan áp lực để dẫn nước từ công trình nước sạch của làng Jrăng Blo, tránh tình trạng khoan giếng tự phát.
Các địa phương trong tỉnh nỗ lực tìm nguồn vốn đầu tư các công trình cấp nước tập trung để hạn chế việc khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào
Các địa phương trong tỉnh nỗ lực tìm nguồn vốn đầu tư các công trình cấp nước tập trung để hạn chế việc khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào
Thành phố Pleiku có 44 khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, trong đó có 12 vùng thuộc vùng hỗn hợp. Trưởng phòng TN-MT thành phố Mai Văn Hoàn thông tin: Trước mắt, thành phố vẫn cho phép những hộ dân ở khu vực chưa có hệ thống đường ống dẫn nước từ công trình cấp nước tập trung sử dụng nước tạm thời từ các công trình cấp nước hiện có. Tuy nhiên, về lâu dài, thành phố sẽ tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung. Đồng thời, thành phố cũng không cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác đối với các vùng hạn chế khai thác đã được công bố.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Minh-Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình (Sở Xây dựng) cho biết: Sở đã có văn bản hướng dẫn các địa phương mở rộng hệ thống đường ống dẫn nước thứ cấp, đặc biệt là tại khu dân cư mới được quy hoạch để người dân có nước sử dụng nhằm tránh khoan giếng tự phát. Đồng thời, đôn đốc doanh nghiệp cung cấp nước sạch thường xuyên công bố các chỉ số về nước, mở rộng đường ống thứ cấp và giảm chi phí lắp đặt để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn nước sạch. Qua đó, thay đổi thói quen sử dụng nước giếng nhằm từng bước nâng tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch năm 2022 lên 72% theo chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.
Sở Xây dựng đã hướng dẫn các địa phương phối hợp tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung để hạn chế khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào
Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị các địa phương phối hợp trong công tác tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung để hạn chế khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào
Trao đổi với P.V, ông Lê Tuấn Anh-Trưởng phòng Khoáng sản-Tài nguyên nước (Sở TN-MT) cho rằng: Tại các vùng hạn chế hiện còn tồn tại 34.995 công trình khai thác nước dưới đất. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt phương án hạn chế khai thác, trong đó, đặt chỉ tiêu trung bình hàng năm dừng khai thác, trám lấp 15-20% và đến năm 2030 dừng khai thác, trám lấp toàn bộ số lượng công trình khai thác hiện có tại các khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc khu vực liền kề đã có điểm đấu nối của hệ thống cấp nước tập trung. Sở TN-MT cũng đã công bố danh mục và bản đồ phân bố các vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện danh mục các vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc địa bàn quản lý. Đồng thời, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai các biện pháp và lộ trình hạn chế khai thác, chủ động phối hợp với các sở, ngành đề xuất kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung hiện có trên địa bàn để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt, nước sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.
“Sở TN-MT cũng sẽ thông báo cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất về lộ trình dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định. Đồng thời, không cấp phép mới công trình khai thác nước dưới đất tại tất cả các khu vực hạn chế theo quyết định của UBND tỉnh”-ông Lê Tuấn Anh nhấn mạnh.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.