“Nhà nội trú cho em” chắp cánh ước mơ học tập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hòa cùng với niềm vui của mùa xuân mới, thầy và trò tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất phấn khởi khi đón nhận công trình “Nhà nội trú cho em”.

Công trình “Nhà nội trú cho em” tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) khởi công xây dựng từ ngày 9-11-2024 và được đưa vào sử dụng trong những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc.

Đón nhận công trình, các thầy cô và tất cả học sinh đều không giấu được niềm vui. Công trình có quy mô cấp 4, gồm 3 phòng ở, 1 nhà vệ sinh với tổng diện tích 123,8 m2. Tổng trị giá công trình là 550 triệu đồng, do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tài trợ. Bên cạnh 3 phòng ở nội trú, Tỉnh Đoàn còn vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho trường 12 chiếc giường tầng để các em học sinh thuận tiện hơn trong sinh hoạt.

khanh-thanh-nha-noi-tru-cho-em-tai-truong-pho-thong-dan-toc-ban-tru-tieu-hoc-va-thcs-nguyen-khuyen-xa-chu-krey-huyen-kong-chro.jpg
Khánh thành Nhà nội trú cho em tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krey, huyện Kông Chro. Ảnh: H.Đ.T

Vừa dọn đến ở trong phòng nội trú khang trang, sạch sẽ còn thơm mùi sơn và chiếc giường tầng xinh xắn, em Đinh Thị Thứi (lớp 6B) hồ hởi cho biết: “Được ở tại phòng nội trú mới, em vui lắm. Nhà em ở làng Hrách, cách trường hơn 10 km. Mỗi ngày, em phải dậy từ sáng sớm để đạp xe đến trường. Từ nay, việc học tập của em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Sau mỗi buổi học, em không còn vất vả để về nhà mà được ở lại trường. Em chỉ về nhà vào ngày nghỉ cuối tuần”.

Thầy Nguyễn Xuân Ân-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Trường có 699 em học sinh, gần 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Là trường nằm trên địa bàn xã vùng đặc biệt khó khăn nên có đến 499 em thuộc hộ nghèo, 68 em là hộ cận nghèo. Địa bàn xã rộng nên việc đi lại, học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Trước đây, nhà trường cũng đã có phòng ở nội trú nhưng số lượng học sinh đăng ký đông mà phòng ở thì hạn chế.

Khi nhận thông báo xây dựng thêm 3 phòng ở nội trú, chúng tôi mừng lắm. Sau mỗi buổi học, các em được ở lại trong những căn phòng ấm cúng có đủ những điều kiện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Các em sẽ giảm bớt những nhọc nhằn trên hành trình đến lớp và theo đuổi ước mơ học tập”.

Trước thềm năm học mới 2024-2025, thầy và trò Trường Tiểu học và THCS Trạm Lập (xã Sơn Lang, huyện Kbang) cũng đón nhận niềm vui khi Dự án Sức mạnh 2000 thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia phối hợp với Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn Kbang tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà nội trú cho em”.

Công trình có quy mô cấp 4, gồm 4 phòng ở, 1 nhà vệ sinh với tổng diện tích hơn 133 m2; tổng trị giá 650 triệu đồng. Dịp này, Huyện Đoàn Kbang còn trao tặng công trình “Sân chơi cho em” (gồm 1 sân bê tông với tổng diện tích 120 m2, 3 chiếc xích đu, 3 xà đơn) và 1 “Thư viện cầu thang” cho nhà trường với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng.

cac-em-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-va-trung-hoc-co-so-tram-lap-xa-son-lang-huyen-kbang-vui-mung-khi-co-cac-phong-o-noi-tru-moi.jpg
Thầy trò Trường Tiểu học và THCS Trạm Lập (xã Sơn Lang, huyện Kbang) vui mừng khi có phòng nội trú mới. Ảnh: H.Đ.T

Năm 2024, Tỉnh Đoàn đã kết nối với Trung tâm Thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam xây dựng được 4 công trình “Nhà nội trú cho em” ở các trường: Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành, huyện Đak Pơ), Tiểu học và THCS Trạm Lập (xã Sơn Lang, huyện Kbang), Tiểu học Đê Ar (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro). 4 công trình có tổng kinh phí xây dựng hơn 2,1 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hiền-Phó Chủ nhiệm Dự án Sức mạnh 2000-cho biết: “Dự án Sức mạnh 2000 tập trung vào các công trình giáo dục như nhà nội trú, cầu, nhà hạnh phúc. Chúng tôi chọn Gia Lai là vì có số học sinh người dân tộc thiểu số khá cao, các em đi học xa và vất vả.

Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục xây dựng thêm một số nhà nội trú, nhà hạnh phúc và phòng tin học cho em”. Bà Hiền hy vọng đây sẽ là động lực để giúp các em học tập tốt hơn, tiếp tục theo đuổi ước mơ đi tìm con chữ.

Có thể bạn quan tâm

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.