Nhà máy Đường An Khê thu mua trên 75% diện tích mía nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê-cho biết: Tính đến thời điểm này, Nhà máy đã thu mua mía nguyên liệu tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai đạt hơn 75% trên tổng số 25.000 ha.
Dự kiến đến cuối tháng 4, Nhà máy Đường An Khê sẽ kết thúc vụ ép 2022-2023. Ảnh: Phạm Ngọc

Dự kiến đến cuối tháng 4, Nhà máy Đường An Khê sẽ kết thúc vụ ép 2022-2023. Ảnh: Phạm Ngọc

Cụ thể, tại huyện Kông Chro, Nhà máy thu mua mía nguyên liệu đạt 90% diện tích, dự kiến đến cuối tháng 3-2023 cơ bản sẽ kết thúc, giúp người dân thuận tiện trong việc chăm sóc cũng như xuống giống kịp thời cho vụ tới.

Còn tại huyện Đak Pơ, Nhà máy thu mua được 60%, Kbang 50% và thị xã An Khê 40%. Năng suất mía bình quân đạt 65 tấn/ha, Nhà máy thu mua với giá 1,07 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường. Với giá thu mua này, người dân lãi 40-50 triệu đồng/ha đối với mía lưu gốc, 20 triệu đồng/ha mía tơ.

Cũng theo ông Phước, những diện tích mía bị cháy trong thời gian vừa qua, Nhà máy đã thu mua với giá thấp hơn mía bình thường từ 3-5 triệu đồng/ha tùy thời gian đốn nhanh hay chậm.

Ngoài ra, từ đầu vụ ép đến nay, Nhà máy Đường An Khê đã nâng công suất lên 17 ngàn tấn mía/ngày nhằm giải quyết tối đa lượng mía cho người dân. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng bố trí phương tiện vận chuyển đầy đủ để giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía, thanh toán tiền cho người dân nhanh, gọn, kịp thời. Dự kiến đến cuối tháng 4-2023 sẽ kết thúc vụ ép 2022-2023 theo đúng kế hoạch đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.