Nguy cơ tan đàn chim yến trước biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hoá và việc tăng đàn liên tục đang ảnh hưởng rất lớn, có nguy cơ làm tan rã quần thể chim yến tại Việt Nam. Đó là những cảnh báo mà các nhà khoa học, nhà quản lý đưa ra trong hội thảo khoa học “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” được tổ chức cuối tuần qua tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
 
Công nhân khai thác yến huyết tại Khánh Hòa Ảnh: Nguyễn Lúc
Theo kết quả khảo sát hang đảo yến năm 2018 của Công ty Yến sào Khánh Hòa, vùng duyên hải Nam Trung Bộ đang là khu vực có số lượng hang yến tự nhiên lớn nhất cả nước với 223 hang yến lớn nhỏ. Trong đó, Khánh Hòa có 173 hang yến, Bình Định có 16 hang yến, Quảng Nam có 9 hang yến, Quảng Ngãi 3 hang, Phú Yên có 13 hang và Ninh Thuận có 9 hang. 
Trong 10 năm trở lại đây, nghề nuôi yến trong nhà để lấy tổ với mục đích thương mại đã phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố hình thành và phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà với tổng số trên 8.540 nhà yến; nhiều nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là khu vực Đông Nam bộ, khu vực duyên hải miền Trung. Riêng khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 3.424 nhà yến. Đến cuối năm 2018, sản lượng yến sào của cả nước đạt khoảng 63.400 kg. 
Theo Cục Chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, tình hình biến đổi khí hậu hiện rất phức tạp và có ảnh hưởng rất lớn việc phát triển đàn chim yến Việt Nam. Trong đó, sự thay đổi về khí hậu nóng lên của toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của chim yến. Sự suy giảm về diện tích rừng tự nhiên, sự gia tăng về quần đàn chim yến, cạnh tranh về thức ăn đã tác động đến sự di cư của quần thể chim yến. 
Bên cạnh đó, nạn săn bắt chim yến đang diễn ra tại một số tỉnh thành đã ảnh hưởng nguy cấp đến sự an toàn của quần thể chim yến, làm suy giảm nguồn tài nguyên yến sào của các địa phương. 
PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn - Trưởng Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận định: “Hiện yến nhà cũng phát triển mạnh nên nguồn thức ăn chắc chắn sẽ bị cạnh tranh. Khi quần thể yến nhà phát triển lớn sẽ không cân bằng với hệ sinh thái. Ngoài ra, trong một không gian mà quy hoạch sử dụng đất luôn thay đổi khiến chim yến phải dịch chuyển đến vùng khác để kiếm ăn. Như vậy, việc quần đàn phát triển chim yến nếu không quản lý sẽ gặp các rủi ro từ các hoạt động quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương nơi có nghề nuôi yến phát triển”.
Các nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo đều cho rằng các địa phương phải quy hoạch lại vùng nuôi chim yến. TS Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: Hiện nay, các địa phương đều nuôi tự phát là chính, dẫn đến việc quản lý dịch bệnh còn nhiều bất cập. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn sinh học và dịch bệnh cho đàn yến. Để đàn yến phát triển an toàn và bền vững, ông Trọng đề nghị cần phải công khai quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Giám sát chặt chẽ tình hình nuôi chim yến trên địa bàn theo quy hoạch.
Nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo cho rằng, hiện nay hầu hết các hang yến đều bị ảnh hưởng khi có bão xảy ra, vì vậy cần thực hiện các giải pháp để bảo vệ an toàn cho đàn chim yến khi có thiên tai. Xây dựng hang trú đông trên đảo yến là giải pháp tối ưu để bảo vệ an toàn cho quần đàn chim yến, khi có bão xảy ra chim yến sẽ vào nhà trú đông ẩn nấp, khi đó chúng sẽ được bảo vệ an toàn. 
Công Hoan (TP)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm