Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-12 năm gắn bó với nghề dạy lái xe, Đại úy  Phạm Văn Sáng nhân viên, kiêm giáo viên dạy lái xe, Phòng Hậu cần, Trường Cao đẳng nghề 21 (Binh đoàn 15) đã đi qua quãng đường gấp 10 lần chiều dài đất nước. Anh đã được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi.

z5898547752926-9ea0512419ebd194bdeb0e8ded704699-3548.jpg
Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Sáng chuẩn bị lên xe dạy các học viên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trời tháng 10 râm mát, thi thoảng còn những cơn mưa, nhưng khi chúng tôi gặp Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Sáng áo anh vẫn ướt mồ hôi. Anh cho biết: “Sau chuyến dạy học viên chạy xe đường trường em phải kiểm tra từng con bu lông, ốc vít, hệ thống làm mát, thông gió của xe để đảm bảo xe luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt, an toàn và sẵn sàng cơ động thực hiện các nhiệm vụ khi được yêu cầu.

Tròn 18 tuổi chàng trai Phạm Văn Sáng quê xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lên đường nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng anh vẫn không thể quên được những tháng ngày trong quân ngũ với khát vọng được cống hiến lâu dài trong quân đội, năm 2005, anh xin làm công nhân quốc phòng tại Binh đoàn 15. Trở về với môi trường quân đội ưa thích, bằng khát vọng cống hiến, anh đã lập được nhiều thành tích, chính vì thế năm 2012, anh được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp và về công tác tại trường nghề của Binh đoàn.

Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ: Công tác giảng dạy thực hành lái xe đòi hỏi sự chính xác và an toàn tuyệt đối, việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng là một thách thức lớn. Cùng với đó, áp lực từ nhiệm vụ đào tạo là phải đảm bảo chất lượng giảng dạy và tỷ lệ tốt nghiệp cao đồng thời duy trì an toàn tuyệt đối trong quá trình đào tạo là những yêu cầu khắt khe. Tôi vẫn thường nói với học viên rằng: “Nghề nào cũng có rủi ro, nhưng nghề lái xe nếu xảy ra tai nạn thì có thể làm nhiều người chết, nhiều gia đình li tán. Sau vô lăng mình cầm lái là tính mạng của vợ con, gia đình khách hàng…Chính vì thế khi dạy học viên mình phải tận tâm, hướng dẫn, chỉ bảo học viên biết cách phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông, điềm đạm, chững chạc là yêu cầu bắt buộc khi học nghề lái xe.

z5898545869994-e2c151a2ab7dbc3d1c0023e34d530b8b-40.jpg
Phạm Văn Sáng hướng dẫn các học viên sửa chữa những hỏng hóc thông thường của xe ô tô. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Với quan điểm đó, Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Sáng luôn tận tâm với nghề, tỉ mẫn hướng dẫn, chỉ bảo học viên. Trong 12 đào tạo học viên anh chưa bao giờ để xảy ra tai nạn, hoặc hư hỏng nghiêm trọng phương tiện dạy lái. Học viên do anh đứng lớp đào tạo cũng tốt nghiệp với tỷ lệ cao. Cùng với đó, anh cũng nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến, mô hình trong giảng dạy, giúp học viên nắm bắt tốt các bài giảng, thực hành lái xe đúng kỹ thuật. "Lái xe liên quan đến tính mạng nên cần phải học thật, thi thật và kết quả thật. Hơn nữa, ý thức tham gia giao thông cần phải rèn luyện thành thói quen hàng giờ, hàng ngày. Nếu chỉ đặt mục tiêu sở hữu bằng lái mà không màng đến an toàn giao thông thì hậu quả, hệ lụy sau này sẽ rất khủng khiếp. Do đó, bên cạnh việc truyền dạy kỹ năng, kiến thức, ý thức, tôi luôn trao đổi với học viên về xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh hết sức quan trọng."-

z5898547295365-4206a971f14168586ded23c90a51de95-4926.jpg
Phạm Văn Sáng chỉ các học viên cách mở cửa xe, quan sát khi lên, xuống xe. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Không chỉ là người dạy lái xe giỏi, Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Sáng thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị huy động để lái xe của cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Khắc ghi lời dạy của Bác “yêu xe như con - quý xăng như máu” và phương châm “giữ xe tốt, lái xe an toàn”, trong công tác chuyên môn, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chế độ trực chiến, chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, phương tiện cần thiết để bất cứ lúc nào cũng có thể lên đường. Do vậy, hàng ngày, anh luôn bảo dưỡng, kiểm tra chi tiết thông số kỹ thuật từng bộ phận của xe, kịp thời sửa chữa hư hỏng để phương tiện vận hành tốt, không để xảy ra các sự cố trên đường. Bên cạnh đó, anh không ngừng tìm tòi học hỏi về kỹ thuật lái xe ít tốn nhiên liệu và sữa chữa thông thường để tiết kiệm chi phí cho đơn vị…

Trung tá Nguyễn Xuân Hiển-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 21 cho biết: “Không chỉ giỏi chuyên môn, Phạm Văn Sáng còn rất khiêm tốn, cầu thị, gần gũi, tích cực giúp đỡ mọi người, nên được đồng chí, đồng đội yêu mến, cấp trên tin tưởng. Mọi nhiệm vụ giao cho đồng anh, chỉ huy đơn vị rất yên tâm. Bằng những nỗ lực ấy, nhiều năm liền Phạm Văn Sáng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, năm 2022 anh được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác. Năm 2023, anh đạt giải ba tại Hội thi giáo viên dạy lái xe giỏi, an toàn do Sở Giao thông Vận tải tỉnh tổ chức, mới đây anh đạt giải nhì tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2024 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.