'Tỉnh an toàn giao thông' không chỉ dừng ở mô hình thí điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng 9 năm ngoái, Bộ Công an đã chọn Bắc Ninh làm thí điểm xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn giao thông”.

Sáng 22/9/2024, tại Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 1 năm "Tỉnh an toàn giao thông”. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/9/2024, tại Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 1 năm "Tỉnh an toàn giao thông”. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dù mới 1 năm triển khai thực hiện, nhưng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" ở Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao khi làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bắc Ninh đã triển khai mô hình với cách làm, bước đi phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể, đạt những kết quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Ngay khi được chọn làm thí điểm, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 87-NQ/TU về xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông" và triển khai đến từng cấp, ngành, đến tận các chi bộ, đảng bộ cơ sở, khu phố.

Ở thời điểm Nghị quyết số 87-NQ/TU chưa được ban hành, tình hình trật tự an toàn giao thông ở Bắc Ninh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: Hạ tầng giao thông chưa tương xứng với quy mô phát triển kinh tế - xã hội và mật độ phương tiện; còn nhiều bất cập về tổ chức giao thông; hình thành một số điểm ùn tắc giao thông, điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông; vi phạm về trật tự, an toàn giao thông còn xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trên các tuyến đường thủy, đường sắt; vẫn còn tiềm ẩn tình trạng xe quá khổ, quá tải, vượt quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy khi tham gia giao thông; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông còn thấp…

Nhận thức rõ những tồn tại, bất cập, Bắc Ninh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tỉnh đặt quyết tâm đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về Luật Giao thông đường bộ, sao cho phù hợp, hấp dẫn với từng nhóm đối tượng. Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông, kết nối hài hoà các phương thức giao thông vận tải; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan bảo đảm trật tự an toàn giao thông tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Thực hiện mục tiêu phải làm thay đổi diện mạo trật tự an toàn giao thông, tỉnh lấy con người làm trung tâm, là trọng tâm, là chủ thể nhằm thực hiện hiệu quả mô hình “Tỉnh an toàn giao thông”; Khơi dậy niềm tự hào, hình thành đặc trưng "Văn hóa giao thông" của người Bắc Ninh; Khắc phục triệt để các bất cập trong tổ chức giao thông, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo lái xe, kiểm định phương tiện; Ứng dụng triệt để công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông, trong đó phải tạo chuyển biến trước hết từ hệ thống chính trị, lan tỏa đến các tổ chức, doanh nghiệp, trường học, tổ dân phố, thôn xóm, các dòng họ, tôn giáo và nhân dân.

Có thể nói, đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, bước đầu làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, nếu như một số hạn chế, bất cập về trật tự an toàn giao thông tồn tại nhiều năm trước đây, thì khi thực hiện “Tỉnh an toàn giao thông”, Bắc Ninh đã khắc phục được.

Cụ thể, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân có chuyển biến rõ nét, bước đầu hình thành thói quen, văn hóa giao thông của người Bắc Ninh. Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông được đổi mới, hiệu quả; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Trật tự công cộng được xử lý quyết liệt, tạo bộ mặt đường phố, lòng đường, vỉa hè thông thoáng, an toàn; tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).

Phát động cuộc thi "Thanh thiếu nhi Bắc Ninh xây dựng Tỉnh an toàn giao thông năm 2024. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Phát động cuộc thi "Thanh thiếu nhi Bắc Ninh xây dựng Tỉnh an toàn giao thông năm 2024. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN

Những kết quả đạt được cho thấy, việc triển khai mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" ở Bắc Ninh có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.

Nếu từng tỉnh, từng thành phố bảo đảm an toàn giao thông thì cả nước an toàn giao thông. Bởi vậy, từ hiệu quả bước đầu triển khai thí điểm ở Bắc Ninh, mô hình “Tỉnh an toàn giao thông” cần được nhân rộng ở nhiều tỉnh, thành phổ khác trên cả nước, có lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương.

Muốn vậy, mô hình này cần được đánh giá một cách toàn diện, từ việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ, việc quản lý nguồn lực, công tác phối hợp thực hiện; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông... Có như vậy mô hình “Tỉnh an toàn giao thông” phát huy được hiệu quả lâu dài, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước.

Theo Yến Nhi (baotintuc.vn)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.