Người dân Tú An tiếp cận thông tin thông qua sinh hoạt hội, nhóm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ đa dạng hoạt động, các câu lạc bộ (CLB), nông hội ở xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã tạo môi trường kết nối hội viên, đồng thời giúp người dân kịp thời nắm bắt những thông tin hữu ích, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Mỗi mô hình 1 đối tượng

Tối 4-10 vừa qua, CLB “Phụ nữ với pháp luật” thôn Tú Thủy 2 tổ chức buổi sinh hoạt định kỳ với chủ đề “Phòng-chống bạo lực gia đình”. Ngoài 30 thành viên CLB, buổi sinh hoạt còn có sự tham dự của đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ xã, công chức ngành Tư pháp, Công an xã và các y-bác sĩ. Mở đầu buổi sinh hoạt, các thành viên CLB biểu diễn văn nghệ, đố vui có thưởng nhằm tạo không khí sôi nổi. Sau khi nghe chị Đặng Thị Hồng Gấm-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Tú Thủy 2, Chủ nhiệm CLB-nêu tình huống giả định liên quan đến công tác phòng-chống bạo lực gia đình, các thành viên chia thành 2 đội trình bày quan điểm và đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng gia đình hạnh phúc. Thông qua đó, các hội viên phụ nữ được cung cấp thêm nhiều kiến thức để xây dựng gia đình không bạo lực.

Xã Tú An đa dạng hình thức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân. Ảnh đơn vị cung cấp.

Xã Tú An đa dạng hình thức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân. Ảnh đơn vị cung cấp.

Cũng tại buổi sinh hoạt, công chức Tư pháp xã thông tin đến các thành viên những quy định của Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Những thắc mắc về hôn nhân gia đình cũng được giải đáp cặn kẽ. Chị Hồ Thị Hường-thành viên CLB-cho biết: “Từ khi tham gia CLB, tôi biết thêm nhiều kiến thức và quy định của pháp luật. Với những kiến thức được tiếp cận, tôi đã tuyên truyền đến người thân, bạn bè để cùng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Theo chị Gấm, khi mới thành lập, CLB có 15 thành viên tham gia. Đến nay, số thành viên CLB đã tăng lên 30 người. Tùy theo nội dung từng buổi sinh hoạt, CLB chủ động mời đại biểu các ngành đến dự và trao đổi vấn đề liên quan. Ngoài ra, CLB duy trì việc trao đổi trên nhóm Zalo để các thành viên kịp thời nắm bắt thông tin cần thiết, trao đổi kiến thức chăm sóc con cái, xóa đói giảm nghèo, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng vào thực tế. Câu lạc bộ cũng chủ động nắm bắt kịp thời những vướng mắc của thành viên để phản ánh với Hội cấp trên. “Trước mỗi buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm CLB chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền kiến thức pháp luật theo các chủ đề khác nhau để phù hợp với nhu cầu thông tin của hội viên phụ nữ”-chị Gấm thông tin thêm.

Chị Nguyễn Thị Mai Xuân-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tú An-nhận xét: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả hoạt động của CLB “Phụ nữ với pháp luật” ở thôn Tú Thủy 2. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ở các thôn, làng để tạo điều kiện cho chị em phụ nữ nắm và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật”.

Cũng với mục đích tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, Đoàn xã Tú An đã thành lập CLB “Thắp sáng niềm tin” nhằm cảm hóa thanh niên chậm tiến. Câu lạc bộ do chị Trương Thị Như Phi-Bí thư Đoàn xã làm Chủ nhiệm. Thành viên của CLB gồm: Phó Bí thư Đoàn xã, Phó Trưởng Công an xã, bí thư chi đoàn thôn, làng và một số đoàn viên, thanh niên nòng cốt.

Được thành lập từ năm 2012, CLB “Thắp sáng niềm tin” thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, giúp đỡ thanh niên chậm tiến, thanh niên từng lầm lỡ hòa nhập cộng đồng. Dựa trên danh sách do Công an xã cung cấp, CLB tổ chức tuyên truyền, vận động thanh-thiếu niên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao… gắn kết tập thể, định hướng lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, CLB còn phối hợp với các đơn vị giúp đỡ thanh niên hoàn lương, thanh-thiếu niên chậm tiến học nghề, giới thiệu việc làm hoặc vay vốn phát triển sản xuất.

Trong công tác tuyên truyền, CLB tập trung phổ biến các quy định của Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, Luật Nghĩa vụ quân sự… Song song với đó, CLB phối hợp tổ chức diễn đàn, hội thi tuyên truyền pháp luật, ngăn ngừa tệ nạn xã hội bằng hình thức sân khấu hóa. Chị Phi cho hay: “Khi mới đi vào hoạt động, CLB gặp một số khó khăn vì những thanh-thiếu niên hoàn lương thường mặc cảm với mọi người xung quanh. Với sự kiên trì và triển khai nhiều hoạt động phù hợp, những thanh-thiếu niên này dần hòa nhập và tích cực tham gia hoạt động Đoàn-Hội. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tiếp tục thành lập các CLB, đội, nhóm theo sở thích phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu của thanh niên”.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập quán sản xuất

Nhờ tiếp cận thông tin, nhiều nông dân ở xã Tú An đã dần thay đổi tập quán sản xuất, thói quen trong sinh hoạt để vươn lên trong cuộc sống. Điển hình như trường hợp ông Võ Hồng Sơn (thôn Tú Thủy 2).

Năm 2017, sau khi được Hội Nông dân xã thông tin về mô hình trồng cây vải thiều mang lại thu nhập ổn định cho nông dân huyện Kbang, ông Sơn quyết định đến tận nơi học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, ông chuyển đổi 1,5 ha mía sang trồng 600 cây vải thiều. Nhờ chăm sóc tốt nên vườn vải thiều cho năng suất cao, quả to, cùi dày. Trung bình mỗi vụ, ông Sơn thu khoảng 14-16 tấn vải thiều, doanh thu khoảng 300 triệu đồng.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tú An quan tâm phát triển các câu lạc bộ nhằm kịp thời đưa thông tin đến hội viên. Ảnh: N.H

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tú An quan tâm phát triển các câu lạc bộ nhằm kịp thời đưa thông tin đến hội viên. Ảnh: N.H

Ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An: Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn khuyến khích các hội, đoàn thể thành lập các CLB, nông hội. Đồng thời, bồi dưỡng, phát huy những nhân tố tích cực để tập hợp thành viên, thúc đẩy các mô hình ngày càng phát triển. Các CLB, nông hội đã góp phần đưa những thông tin hữu ích đến với người dân. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các hội, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền; duy trì hiệu quả hệ thống loa truyền thông cơ sở; phát huy vai trò của người có uy tín… giúp bà con tiếp cận thông tin, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phấn đấu đến cuối năm 2025, xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6,09% xuống dưới 1,5%.

Nhận thấy mô hình trồng vải của ông Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn làm theo. Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, ông Sơn đã đứng ra kết nối với 9 hộ dân khác để thành lập Nông hội vải thiều xã Tú An với diện tích canh tác 7 ha. Nông hội họp 1 tháng/lần để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cách phòng ngừa sâu bệnh, cập nhật thông tin về thị trường nông sản. “Hàng năm, các thành viên Nông hội được Hội Nông dân xã tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh. Từ sản xuất nhỏ lẻ, việc liên kết nông hội giúp các thành viên yên tâm trong sản xuất, đầu ra sản phẩm”-ông Sơn chia sẻ.

Nông hội thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan mô hình trồng vải thiều để các thành viên học hỏi kinh nghiệm, liên kết thành vùng sản xuất nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ông Lê Minh Trọng (thôn Tú Thủy 1) chia sẻ: “Tôi tham gia Nông hội từ năm 2020. Theo đó, tôi chuyển đổi 5 sào mía sang trồng 130 cây vải thiều. Khi tham gia Nông hội, tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Nguồn thu nhập từ cây vải thiều giúp kinh tế gia đình tôi ngày càng ổn định”.

Thời gian qua, Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An 1 cùng các hội, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các buổi sinh hoạt, phát tờ rơi. Từ năm 2018 đến nay, Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An 1 tiến hành thu gom rác thải cho người dân trên địa bàn vào chủ nhật hàng tuần. Ông Lê Văn Bộ-Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: Đối với những hộ dân sinh sống hai bên trục đường chính, xe thu gom rác lưu thông được thì nộp phí 15 ngàn đồng/tháng; những hộ ở trong đường hẻm thì nộp 10 ngàn đồng/tháng. Đến nay, 80% hộ dân tham gia dịch vụ thu gom rác thải hàng tháng. Hợp tác xã và các hội, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động 20% số hộ còn lại tham gia dịch vụ thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, các hội, đoàn thể xã Tú An đã thể hiện vai trò, chức năng của mình. Nhiều CLB, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động hiệu quả. Đơn cử như Hội Nông dân xã đã duy trì Tổ hợp tác chăn nuôi bò xã Tú An; Hội Liên hiệp phụ nữ xã duy trì CLB Tiết kiệm 5-10 triệu đồng (tại 3 làng: Nhoi, Hòa Bình, Pơ Nang), CLB Nữ tiểu thương…

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).