Người dân Chư A Thai mong mỏi ngày về khu tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều năm sinh sống trong điều kiện khó khăn, 60 hộ dân tạm cư tại chân núi Hlong và 16 hộ dân ở thôn Drôk (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ) đang từng ngày mong được an cư nơi làng mới.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư

Huyện Phú Thiện chọn khu đất bằng phẳng có diện tích 4,9 ha ở đầu làng Kinh Pêng để làm khu tái định cư theo Dự án sắp xếp, bố trí lại dân cư xã Chư A Thai.

Hiện đơn vị thi công đang triển khai san ủi mặt bằng, làm đường giao thông. Trên công trường có chừng 30 công nhân đang làm việc.

Anh Nông Văn Giáp (thôn Drôk) tươi cười nói: “Biết Công ty tuyển thêm lao động để đẩy nhanh tiến độ thi công khu tái định cư nên tôi đăng ký và được tuyển dụng vào làm công nhân. Tôi có học nghề xây dựng nên rất phù hợp khi làm ở đây”.

Đơn vị trúng thầu triển khai máy móc thi công đường giao thông tại khu tái định cư. Ảnh: T.D

Đơn vị trúng thầu triển khai máy móc thi công đường giao thông tại khu tái định cư. Ảnh: T.D

Dẫn chúng tôi tham quan khu sắp xếp, bố trí lại dân cư xã Chư A Thai, ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện-cho biết: “Hiện nay, công trình đã thi công được hơn 70% khối lượng. Chúng tôi đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao mặt bằng trước tháng 6-2024 để bà con xây dựng nhà cửa. Mục tiêu đề ra là trước Tết Nguyên đán 2025, 76 hộ dân trong diện tái định cư sẽ được chuyển về nơi ở mới”.

Còn ông Nguyễn Hữu Sơn-Giám đốc Công ty TNHH Hùng Tiến (đơn vị trúng thầu) thì thông tin: Chúng tôi đang đặt mục tiêu là sẽ hoàn tất, bàn giao phần việc trúng thầu trước tháng 6-2024. Công ty cũng đang tập trung máy móc, nhân lực cho công trình này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tuyển thêm lao động tại chỗ làm việc để tạo thêm thu nhập cho bà con trong vùng.

Người dân mong sớm về nơi ở mới

Cụm dân cư tự phát tại chân núi Hlong có 60 nếp nhà, nằm cách làng Kinh Pêng chừng 2 km. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Ông Siu Piơ kể: Trước đây, ông ở thị trấn Phú Thiện. Đến năm 1996, do thiếu đất ở nên gia đình ông chuyển vào sinh sống, làm rẫy tại chân núi Hlong. Nơi đây đất đai rộng rãi giúp cho việc canh tác thuận lợi và có thu nhập ổn định hơn, không lo thiếu đói.

“Lúc đó chỉ có gia đình tôi ở trong này thôi. Mấy năm sau, thấy sinh sống trong này thuận lợi, các hộ dân ngoài thị trấn cũng bảo nhau chuyển vào sinh sống. Dần dần, khu vực này đã hình thành một cụm dân cư đông đúc.

Năm rồi, cán bộ xã đến tuyên truyền, vận động người dân chuyển về khu tái định cư ở làng Kinh Pêng, tôi đồng ý ngay. Tuy nhiên, một số hộ không muốn rời đi nên tôi đã tích cực tham gia vận động để bà con đồng tình ủng hộ chủ trương này.

Tôi nhận thấy, nơi bố trí khu tái định cư có điều kiện thuận lợi, con cháu học hành tốt hơn, đau ốm cũng gần Trạm Y tế xã. Hiện bà con cũng đã chuẩn bị sẵn tâm thế để ra đó làm nhà ở rồi”-ông Piơ chia sẻ.

Vợ chồng ông Siu Piơ (bìa trái) chia sẻ niềm vui được chuyển ra nơi ở mới. Ảnh: Thiên Di

Vợ chồng ông Siu Piơ (bìa trái) chia sẻ niềm vui được chuyển ra nơi ở mới. Ảnh: Thiên Di

Còn ông Ksor Chưi thì bộc bạch: “Khi cán bộ xã vào vận động về khu tái định cư, tôi liền đồng ý ngay. Khu tái định cư không chỉ được quy hoạch bài bản mà còn cấp cho mỗi hộ dân 420 m2 đất ở và được hỗ trợ thêm tiền làm nhà nên cũng giúp bà con bớt khó khăn hơn”.

Theo ông Siu Tinh-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai: Khu tái định cư tại làng Kinh Pêng rộng 4,9 ha. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 22 tỷ đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện được giao làm chủ đầu tư.

Theo đó, 60 hộ dân tạm cư nơi chân núi Hlong và 16 hộ dân thôn Drôk khi chuyển ra sẽ được hỗ trợ kinh phí 1 triệu đồng/hộ chi phí vận chuyển, còn hộ nghèo được hỗ trợ 42 triệu đồng, hộ cận nghèo 22 triệu đồng.

“Đơn vị thi công đã san ủi xong mặt bằng, đang làm hệ thống đường bê tông trong khu tái định cư. Khi các hộ làm xong nhà, chúng tôi sẽ hướng dẫn trồng cây, rào vườn và xây dựng nhà vệ sinh. Mặt khác, xã cũng sẽ đề xuất huyện mở các lớp dạy nghề và hỗ trợ kỹ thuật để giúp bà con phát triển kinh tế gia đình”-ông Tinh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.