Gia Lai: Đổi thay ở những ngôi làng tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Được Nhà nước quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cây-con giống để phát triển kinh tế, đời sống người dân ở các khu tái định cư ngày càng ổn định, phát triển.

Cuộc sống “sang trang mới”

Năm 2021, gần 100 hộ dân ở buôn H’Lang (xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa) dọn về nơi ở mới tại khu tái định cư buôn Du. Nhờ được Nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông, điện chiếu sáng, công trình nước sinh hoạt, bà con không còn nỗi lo về sạt lở đất hay bị nước sông Ba cuốn trôi mỗi khi đến mùa mưa lũ.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới khang trang, chị Ksor H’Ngao chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi có nhà và đất sản xuất sát bờ sông Ba. Cứ qua mỗi đợt lũ, diện tích đất lại mất dần do sạt lở. Gia đình có gần 2 ha đất sản xuất thì bị cuốn trôi hơn 1 ha. Thậm chí, căn nhà đang ở trước đây cách bờ sông khoảng 100 m, qua nhiều năm bị sạt lở, con sông đã sát cạnh nhà. Được Nhà nước sắp xếp di dời về nơi ở mới xa bờ sông Ba, chúng tôi vô cùng phấn khởi vì không còn lo sạt lở đất vào mùa mưa lũ.

Một góc khu tái định cư buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa. Ảnh: P.N

Một góc khu tái định cư buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa. Ảnh: P.N

Còn anh Nay Nel thì cho biết: Sông Ba đã cuốn trôi gần 1 ha đất sản xuất của gia đình. Được chuyển về đây cuối năm 2021, cuộc sống của gia đình anh như bước sang một trang mới. Nơi ở mới có đường bê tông thuận lợi để đi lại, vận chuyển hàng hóa, có điện sáng, nước sinh hoạt để dùng. Mọi thứ đều tốt hơn nơi ở cũ.

Bà Rơ Ô H’Nếu-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Rcăm-cho hay: Dự án sắp xếp, ổn định dân cư buôn H’Lang do UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng vào cuối năm 2020 với tổng kinh phí 19 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 15 tỷ đồng, còn lại là ngân sách huyện. Đến nay, đã có 96 hộ dân buôn H’Lang di dời đến làm nhà ổn định tại nơi ở mới. Bình quân mỗi hộ được cấp 400 m2 đất ở và đất vườn, Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để di dời nhà cửa. Hiện nay, những hộ dân này đã ổn định cuộc sống nơi ở mới.

Năm 2009, để thu hồi diện tích đất xây dựng hồ thủy lợi Ia Mơr, 143 hộ dân của 2 làng Khôi và H’Nap (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) thuộc diện phải di dời tới khu tái định cư mới. Khu tái định cư được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất điện-đường-trường-trạm, đảm bảo phát triển kinh tế cho người dân xã biên giới. Sau hơn 13 năm chuyển về nơi ở mới ngay tại trung tâm xã, đời sống của dân làng H’Nap và làng Khôi khởi sắc hơn.

Chia sẻ với chúng tôi về sự đổi thay của người dân ở khu tái định cư, ông Siu Chuyên-Trưởng thôn H’Nap-cho biết: “Làng hiện có 120 hộ. Kể từ khi chuyển từ làng cũ về đây, mỗi hộ được hỗ trợ 1 sào đất ở, 100 triệu đồng làm nhà và 6 tháng tiền ăn; đồng thời, được bố trí 1 ha đất sản xuất. Cùng với đó, năm nào, huyện, xã cũng cấp phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên năng suất ổn định hơn. Đến nay, diện tích đất sản xuất của làng là 130 ha, tăng hơn hồi ở làng cũ 50 ha. Cuối năm 2022, làng chỉ còn 12 hộ nghèo”.

Thời gian rảnh, bà Rơ Mah Bep (làng H'Nap, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) truyền dạy cho các cháu nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Phạm Ngọc

Thời gian rảnh, bà Rơ Mah Bep (làng H'Nap, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) truyền dạy cho các cháu nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Phạm Ngọc

Một trong những điển hình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo của làng H’Nap là bà Rơ Mah Bep. “Sau khi về nơi ở mới, gia đình tôi tiếp tục tận dụng diện tích đất cũ và cải tạo diện tích đất mới cấp để trồng 2 ha điều, 5 sào lúa, 4 sào mì. Ngoài ra, gia đình còn được cấp 1 con bò từ năm 2016. Đến nay, tôi đã có đàn bò gồm 6 con. Mỗi năm, thu nhập của gia đình khoảng 100 triệu đồng. Nhờ đó, cuối năm 2020, gia đình đã thoát nghèo”-bà Bep cho hay.

Tương lai khởi sắc

Gắn bó với mảnh đất Ia Mơr đã gần 19 năm, ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã nắm rõ sự đổi thay của địa phương nói chung, 2 làng Khôi và H’Nap nói riêng. “Trước đây, nhà cửa của người dân lụp xụp, thưa thớt chứ không khang trang như bây giờ. Đặc biệt, khu dân cư của 2 làng được đầu tư về giao thông, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, trạm bơm nước bài bản, an toàn, đảm bảo mỹ quan”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr chia sẻ.

Nhiều căn nhà mới được xây dựng khang trang trên khu tái định cư buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Kông Pa. Ảnh: Phạm Ngọc

Nhiều căn nhà mới được xây dựng khang trang trên khu tái định cư buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Kông Pa. Ảnh: Phạm Ngọc

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, sau khi huyện đầu tư một số tuyến kênh nhánh dẫn nước vào chân ruộng, vụ Đông Xuân 2023-2024, xã sẽ triển khai mô hình mẫu 17 ha, đồng thời hướng dẫn cho bà con làng Khôi và H’Nap về kỹ thuật trồng lúa nước 2 vụ. Người dân làng Ring và làng Klăh đã trồng lúa nước 2 vụ với năng suất đạt 7-8 tấn/ha. Cùng với đó, xã vận động bà con chuyển đổi những diện tích điều kém năng suất sang trồng cây ăn quả.

Sau gần 2 năm sống tại khu tái định cư buôn Du, đời sống các hộ dân đã có những chuyển biến tích cực. Bí thư Chi bộ Rơ Chăm Kan cho hay: Từ ngày về nơi ở mới, đời sống người dân đã khởi sắc hơn nhiều. Đặc biệt là bà con đã có chuyển biến trong nhận thức về vấn đề môi trường, biết xây dựng chuồng trại ra xa nhà ở, đảm bảo vệ sinh. Đây chính là tiền đề để địa phương xây dựng nông thôn mới thành công.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.