Ngổn ngang khó khăn trong tuyển dụng giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Năm học mới đã cận kề, nhưng ngành giáo dục tỉnh Gia Lai vẫn loay hoay đối phó với tình trạng thiếu giáo viên; dù ngoài sự hỗ trợ của T.Ư, tỉnh này đã có nhiều biện pháp xoay xở.

Theo UBND tỉnh Gia Lai, năm học 2024-2025, ngành giáo dục của tỉnh còn thiếu 4.259 người. Vài năm gần đây, các địa phương ở Gia Lai đã ưu tiên tuyển dụng giáo viên (GV) các môn học mới trong chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương không tuyển đủ chỉ tiêu do ít thí sinh tham gia dự tuyển.

Tình trạng thiếu giáo viên ảnh hưởng đến công tác dạy và học của tỉnh Gia Lai. Ảnh: TRẦN HIẾU

Tình trạng thiếu giáo viên ảnh hưởng đến công tác dạy và học của tỉnh Gia Lai. Ảnh: TRẦN HIẾU

Theo ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, để khắc phục tình trạng thiếu GV bậc THPT, ngành giáo dục tỉnh này đã cử GV đến những nơi thiếu theo hình thức biệt phái và tuyển dụng thêm 188 chỉ tiêu.

"Tình trạng thiếu GV vẫn chưa được khắc phục một cách hiệu quả nhất, cần phải có thêm thời gian. Khó nhất là GV dạy tin học, mỹ thuật, không tuyển đủ chỉ tiêu", ông Định nói.

Ngoài ra, theo ông Định, năm học 2023 - 2024, tỉnh tuyển dụng 1.778 chỉ tiêu biên chế GV nhưng tính đến ngày 15.5.2024 có 341 chỉ tiêu không có hồ sơ nộp dự tuyển. Lý do, theo luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV trở lên đối với GV tiểu học, THCS, THPT. Trường hợp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chuyên ngành (mầm non, tiểu học) có số GV chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định; một số ngành học như tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật, công nghệ có nhiều cơ hội việc làm khác với mức thu nhập cao hơn nên không tham gia dự tuyển vào làm viên chức GV. Chưa kể, vẫn chưa có nguồn tuyển dụng GV dạy các môn tích hợp (khoa học tự nhiên; lịch sử - địa lý, tổng phụ trách Đội...).

UBND tỉnh Đắk Lắk cũng vừa đề nghị Bộ Nội vụ xem xét bổ sung chỉ tiêu 2.890 người làm việc năm học 2024 - 2025 cho ngành GD-ĐT tỉnh này, trong đó có 1.273 GV. Theo kế hoạch trường, lớp, học sinh năm học 2024 - 2025 trên địa bàn Đắk Lắk, các cấp học đều tăng về số lớp và học sinh so với năm học 2023 - 2024.

Cũng theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tổng số biên chế người làm việc và hợp đồng lao động ngành GD-ĐT tỉnh này được giao năm học 2023 - 2024 là 29.940 người, trong đó GV là 23.875 người. Tuy nhiên, đến ngày 31.5.2024, tổng số viên chức, lao động hợp đồng có mặt là 29.841 người; trong đó GV 22.880 người (gồm: mầm non 4.578 người; tiểu học 9.004 người; THCS 6.109 người; THPT 3.189 người).

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều nên số điểm trường mẫu giáo và tiểu học tương đối nhiều. Tình trạng thiếu GV, nhân viên theo định mức dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn gặp nhiều khó khăn trong những năm học vừa qua.

Theo Trung Chuyên - Trần Hiếu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(GLO) - UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, một số ban ngành của huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn…

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Năm học 2024 - 2025, học phí tại các trường ĐH dao động từ trên 10 triệu đến trên 800 triệu đồng/năm. Học phí ĐH đang trở thành nỗi lo với nhiều gia đình. Vấn đề đặt ra là mức thu học phí của các trường hiện nay đã tương xứng, phù hợp với mức sống trung bình của người dân?
Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.