Nghĩa Hòa tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Pah, Gia Lai) đã tập trung mọi nguồn lực và vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, xã đã đạt được thêm nhiều tiêu chí và đang phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2019.
 Một góc xã Nghĩa Hòa. Ảnh: Lê Nam
Một góc xã Nghĩa Hòa. Ảnh: Lê Nam
Cuối năm 2017, xã Nghĩa Hòa mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí NTM. Năm 2018, xã được UBND huyện Chư Pah giao chỉ tiêu hoàn thành thêm 6 tiêu chí gồm: giao thông, trường học, thông tin và truyền thông, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm để tạo tiền đề “về đích” NTM vào năm 2019. “Tuy nhiên, qua đánh giá thì năm 2018, xã có thể hoàn thành thêm 2 tiêu chí nữa là hộ nghèo và thu nhập. Do đó, xã đã đăng ký hoàn thành thêm 2 tiêu chí này. Nếu đến cuối năm nay mà chúng tôi hoàn thành thêm 8 tiêu chí thì sang năm 2019, nhiệm vụ đạt chuẩn xã NTM sẽ nhẹ nhàng hơn”-ông Lê Văn Thành-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa-cho biết.
Xác định rõ mục tiêu phấn đấu, ngay từ đầu năm, Đảng ủy và UBND xã đã phân công các ban, ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm phụ trách công tác xây dựng NTM trên địa bàn từng thôn, làng; đồng thời, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung công việc trong xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ và nhân dân thông qua các cuộc họp. Đến nay, qua rà soát, một số tiêu chí đã cơ bản hoàn thành. Cụ thể, tiêu chí thu nhập đã đạt trên 31 triệu đồng/người/năm; tiêu chí hộ nghèo phấn đấu giảm thêm 6 hộ vào cuối năm là đạt tỷ lệ dưới 7%; tiêu chí y tế và trường học cũng đã được đầu tư hoàn thiện. Về tiêu chí thông tin và truyền thông, xã đã lắp đặt đài truyền thanh và đang xây dựng điểm bưu điện văn hóa. Riêng tiêu chí giao thông, do điều kiện thời tiết vừa qua mưa kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ nên xã phấn đấu đến cuối năm sẽ hoàn thành…
Có được kết quả trên, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có sự đóng góp rất lớn của người dân. Theo thống kê, đến nay, người dân xã Nghĩa Hòa đã hiến hơn 8.050 m2 đất để xây dựng đường giao thông, đóng góp trên 1,3 tỷ đồng để cùng chung tay xây dựng NTM. Ông Nguyễn Trọng Nhật (thôn 5) cho biết: “Trước đây, con đường trong thôn vừa nhỏ vừa bị sình lầy vào mùa mưa. Khi được xã phát động hiến đất để sửa chữa, mở rộng con đường, người dân đều nhất trí. Các hộ dân 2 bên đường đều hiến 1 m đất để mở rộng đường. Giờ con đường được cứng hóa, đi lại thuận tiện, người dân rất mừng”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, trong 6 tiêu chí huyện giao, có 2 tiêu chí mà xã còn gặp khó khăn là tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm. Xã đang tập trung tháo gỡ khó khăn nhưng chắc phải đến năm 2019 mới hoàn thành 2 tiêu chí này. Với tiêu chí tổ chức sản xuất, để đạt chuẩn phải thành lập được hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Song việc vận động nhân dân tham gia hoạt động kinh tế theo mô hình hợp tác xã ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết người dân không mặn mà tham gia vì chưa thấy được lợi ích từ các mô hình hợp tác xã kiểu mới. Bên cạnh đó, tiêu chí này quy định phải có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực đảm bảo bền vững nhưng hiện chưa có doanh nghiệp hay đơn vị nào đặt vấn đề với người dân để liên kết. Còn đối với tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, để đạt chuẩn phải đảm bảo 100% số hộ dân được sử dụng nước sạch. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng chưa có địa điểm làm bãi đổ rác...
Như vậy, để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2019, cùng với việc củng cố các tiêu chí đã đạt, xã Nghĩa Hòa còn phải tập trung thực hiện thêm 4 tiêu chí nữa. Trong đó, với tiêu chí hệ thống chính trị thì hiện tại, đội ngũ cán bộ, công chức của xã đã được cử đi đào tạo để bổ sung chứng chỉ, bằng cấp theo quy định. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa đang gặp khó vì hiện nay các thiết chế văn hóa từ xã tới các thôn, làng đều thiếu hụt rất nhiều. “Để hoàn thành mục tiêu thì rất cần nguồn lực của Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho nhà văn hóa đa năng của xã, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, làng. Ủy ban nhân dân xã đã đề xuất UBND huyện cấp kinh phí kiểm định các mẫu nước sạch trên địa bàn xã vào năm 2019. Nếu Trạm Cấp thoát nước và Công trình đô thị huyện không tổ chức thu gom rác thải theo đăng ký của xã thì đề nghị UBND huyện cho xã sử dụng chung hố rác tại xã Ia Ka để tự tổ chức thu gom rác thải rắn”-ông Lê Văn Thành cho biết thêm.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.