Ngày mới ở Hòa Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Di dân xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, người dân xã Hòa Phú (huyện Chư Pah, Gia Lai) đã khoác lên vùng đất này chiếc áo mới. Dấu tích của một thời bom cày đạn xới đã vùi trong lòng đất để ngàn cây lên xanh, mang lại cuộc sống sung túc.
Ký ức ngày đầu mở đất
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành xã Hòa Phú, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hà Thị Kim Đông chỉ dẫn đến gặp ông Huỳnh Văn Phúc-nguyên Chủ tịch UBND xã. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Phúc kể: Trước đây, xã Hòa Phú có tên gọi là Ia Lu. Vì nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối Gia Lai với Kon Tum nên vùng này từng là căn cứ đóng quân của Mỹ-ngụy hòng chia cắt con đường vận lương, chuyển quân của ta từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Thời đó, quân địch xây dựng hầm hào công sự, gài chất nổ mọi nơi khiến Ia Lu trở thành vùng đất chết. 1 năm sau ngày giải phóng, Đảng và Nhà nước đưa khoảng 3.000 dân, chủ yếu ở thị xã Pleiku lên đây xây dựng kinh tế mới và chia làm 4 thôn. Mỗi hộ dân được cấp 2 sào đất để dựng nhà ở tạm, làm vườn tược. Sau đó, người dân rà phá bom mìn, lấp hầm hào công sự, khai hoang để trồng cây lương thực.
Người dân thôn 4, xã Hòa Phú thu hoạch bời lời. Ảnh: Nguyễn Tú
Người dân thôn 4, xã Hòa Phú thu hoạch bời lời. Ảnh: Nguyễn Tú
Ký ức ngày đầu đến xây dựng kinh tế mới còn in đậm trong tâm trí của những di dân đầu tiên. Họ kể lại cho chúng tôi nghe bằng niềm tự hào chen lẫn những trầm tư. Đó là hình ảnh những đoàn người cầm cuốc xẻng lò dò lật từng thớ đất đào tìm chất nổ, mìn, bom bị chôn lấp dưới lòng đất hay lấp hầm hào công sự, phát cỏ, xới đất trồng cây… Là khi người dân vào rừng hái rau về ăn thay cơm. Đó còn là nỗi ám ảnh khi có người gục ngã do bệnh tật hay sau mỗi tiếng nổ chát chúa do bom mìn còn sót lại. Ông Đặng Tùng hồi tưởng: “Tháng 7-1976, gia đình tôi chuyển từ phường Hội Phú lên đây ở sau nhiều lần chạy loạn. Mấy tháng đầu mới lên, gia đình thiếu đói phải đi vào rừng hái măng hay ra rẫy của người Jrai mót mì, lúa về ăn. Có lúc còn đi nhặt mảnh bom hay vào rừng chặt củi rồi chở về Pleiku bán. Mấy tháng sau, vườn khoai lang lên tốt, củ to thì hết đói. Có nhiều hộ bám trụ nhưng có hộ bỏ đi vì sợ bom mìn, sốt rét. Anh rể tôi tên Ngô Thung mất năm 1977 vì bom bi phát nổ do sơ ý cuốc phải khi khai hoang trồng màu”.
Cách đây 44 năm, gia đình ông Huỳnh Khôi cùng 79 hộ dân khác chuyển từ thị xã Pleiku lên thôn Ia Lu 4 (nay là thôn 4) xây dựng kinh tế mới. Nhớ lại ngày đầu chuyển đến, ông Khôi kể: “Thời kỳ đó, xung quanh đây là rừng rậm, lâu lâu lại diễn ra trận đánh giữa ta và FULRO. Có gia đình bị FULRO sát hại cả nhà. Lúc mới lên trên này, mỗi thôn chia làm 2 tập đoàn để trồng cây ngắn ngày nhằm kịp thời cung cấp lương thực cho những ngày đầu thiếu thốn. Chúng tôi cũng vào 2 làng người Jrai mua bán, trao đổi hàng hóa. Những năm sau này thì mọi người bắt đầu trồng các loại cây công nghiệp nên cuộc sống khấm khá hơn”.
Hồi sinh “đất chết”
44 năm sau ngày thống nhất đất nước, xã Hòa Phú đã có sự thay da đổi thịt mạnh mẽ. Vùng đất từng là nỗi khiếp sợ của nhiều người giờ được phủ một màu xanh ngút ngàn của các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, bời lời… Năm 2019, diện tích gieo trồng của xã Hòa Phú là 1.156 ha, riêng cây lúa nước vụ Đông Xuân là 99 ha. “Kinh tế của người dân trong xã phát triển hơn trước nhiều rồi. Bây giờ không còn cảnh thiếu đói như thời mới lên đây”-ông Phúc bộc bạch.
 Quốc lộ 14, đoạn qua xã Hòa Phú. Ảnh: N.S
Quốc lộ 14, đoạn qua xã Hòa Phú. Ảnh: N.S
Bà Hà Thị Kim Đông-Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú: “Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã là hơn 30 triệu đồng. Toàn xã có 1.6596 hộ dân, trong đó có 63 hộ nghèo, giảm 32 hộ so với cùng kỳ 2018. Chúng tôi đang tập trung nguồn lực phấn đấu đến năm 2020 đưa xã cán đích nông thôn mới”.
Toàn xã hiện có 3 thôn người Kinh và 3 làng Jrai. 3 thôn người Kinh làm nhà dọc theo quốc lộ, hai bên đường nhà xây kiên cố san sát nhau, trong đó có nhiều ngôi nhà xây to đẹp. Thôn 4 được xem là trung tâm kinh tế-xã hội của xã. Nơi đây dân cư đông đúc và có nhiều hàng quán. Ông Tùng cho hay: “Giàu nhất xã là gia đình ông Phạm Đặng với thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Người Jrai ở các làng quanh đây cũng khá giả hơn xưa nhiều rồi. Dân ở làng Hneng có thu nhập hàng năm không thua kém mấy thôn người Kinh đâu”.
Đến nay, thế hệ di dân đầu tiên đã ở tuổi “xưa nay hiếm” và cũng có nhiều người về với tổ tiên. Con, cháu họ giờ đây cũng đang góp sức xây dựng quê hương Hòa Phú ngày càng giàu đẹp. Trong số này có anh Ngô Thanh Lâm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Anh Lâm là con trai của ông Ngô Thung-người mất do bom bi nổ trong ngày đầu vỡ đất Hòa Phú. Ở phía sau chợ thôn 4, gia đình ông Tùng tụ lại trong khu đất được cấp từ năm 1976. Bốn người con của ông đã yên bề gia thất và chỉ muốn dựng nhà ở sát bố mẹ dù có đất thổ cư ở TP. Pleiku. Vợ chồng người con thứ 2 đang hoàn thiện ngôi nhà xây trị giá gần 500 triệu đồng ở sát ngôi nhà xây kiên cố của vợ chồng ông Tùng.
44 năm qua đi, vùng đất hoang vu với những tàn tích của chiến tranh ngày nào giờ đây đã hồi sinh nhờ sự cần cù, chịu khó của di dân và người dân sở tại. Dấu tích ngày đầu khai hoang mở đất đã phủ bụi thời gian. Một mùa xuân mới đang về.
 HOÀNH SƠN-NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.