Phát triển nhãn hiệu chứng nhận Rau An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của các ngành, việc sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng chuyên canh rau ở thị xã An Khê luôn được nông dân chú trọng. Đến nay, thị xã An Khê đã hình thành các vùng sản xuất rau tuân thủ quy trình kỹ thuật theo hướng VietGAP, đồng thời xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) cho sản phẩm rau của địa phương.
An Khê là vùng có truyền thống sản xuất và chuyên canh rau của tỉnh. Các sản phẩm rau, quả của địa phương đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường và được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều nơi trong tỉnh cũng như khu vực miền Nam, miền Trung. Trong quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, thị xã An Khê được xem là vùng trọng điểm.
  Mô hình sản xuất rau thủy canh tại thị xã An Khê. Ảnh: Thu Minh
Mô hình sản xuất rau thủy canh tại thị xã An Khê. Ảnh: Thu Minh
Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng hàng năm của thị xã An Khê khoảng 9.500 ha, trong đó rau xanh khoảng 2.200 ha, chiếm 23% diện tích gieo trồng với trên 40 chủng loại rau; sản lượng rau hàng năm trên 48.000 tấn. Tại thị xã đã hình thành các vùng sản xuất rau tập trung, chủ yếu ở phường An Bình, An Phú, An Tân, xã Thành An và xã Xuân An. Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng rau nằm rải rác, không tập trung, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng. Ngoài ra, việc sản xuất rau ở thị xã An Khê còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thời tiết diễn biến bất thường; phần lớn nông dân sản xuất rau vẫn áp dụng phương thức canh tác truyền thống, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất rau còn hạn chế… gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và giá trị sau thu hoạch của sản phẩm rau. Vì vậy, năm 2014, thị xã An Khê đã xây dựng mô hình sản xuất rau VietGAP trên diện tích 3 ha với 5 chủng loại rau. Đến nay, phường An Bình đã có quyết định chứng nhận rau VietGAP trên diện tích 22,1 ha với 31 chủng loại rau thuộc 4 nhóm: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau gia vị.
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng NHCN, năm 2018, cùng với sự hỗ trợ của Sở KH-CN và các đơn vị liên quan, UBND thị xã An Khê đã chủ động xây dựng và triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển NHCN Rau An Khê cho sản phẩm rau của thị xã An Khê”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện như điều tra khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn sản xuất rau an toàn; xây dựng logo; quy chế cấp quyền sử dụng NHCN; quy chế gắn tem nhãn sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang NHCN; xây dựng hồ sơ đăng ký NHCN cho sản phẩm theo quy định của pháp luật…, Rau An Khê đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ dưới hình thức NHCN. Việc bảo hộ NHCN rau An Khê-Gia Lai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau của thị xã An Khê, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời tạo ra công cụ pháp lý để người dân sản xuất ra các sản phẩm sạch, an toàn, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng, chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu.
Nhãn hiệu chứng nhận rau An Khê là NHCN đầu tiên của thị xã An Khê và là NHCN thứ 2 của tỉnh Gia Lai. Vì vậy, cần có các kế hoạch cụ thể, các giải pháp đột phá tiếp theo để quản lý và duy trì, phát triển NHCN Rau An Khê làm căn cứ pháp lý để thị xã An Khê đưa rau trở thành mặt hàng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; giúp rau An Khê thâm nhập thị trường trong nước thông qua các doanh nghiệp, các kênh phân phối chính thống như siêu thị, cửa hàng trong toàn quốc. 
 NGUYỄN NGỌC CƯỜNG
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.