Ngành du lịch, bán lẻ lao đao vì vắng khách Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lệnh cấm đoàn khách du lịch nước ngoài do ảnh hưởng virus corona gây bệnh viêm phổi cấp đã giáng một cú sốc mạnh đến ngành du lịch Đông Nam Á và thế giới do nhiều nơi phụ thuộc vào nguồn du khách Trung Quốc.
 
Khách mua hàng cẩn thận đeo khẩu trang ở khu Ginza ở Tokyo (Nhật) - Ảnh: AFP
Theo báo Nikkei Asian Review, với gần 27% du khách đến từ Trung Quốc, Thái Lan có thể là nước bị ảnh hưởng nặng nhất về doanh thu từ du lịch khi du khách Trung Quốc sụt giảm. Khoảng 60% du khách Trung Quốc đã hủy phòng trong đầu tuần qua.
Lao đao
Năm 2020, Thái Lan dự kiến đón 40 triệu du khách quốc tế. Với tình hình dịch bệnh do virus corona gây ra, ông Chaiya Rapuepol - giám đốc công ty Patri Tour ở Thái Lan, cho biết chỉ mong kiếm đủ tiền để duy trì doanh nghiệp và trả lương cho nhân viên.
Giá cổ phiếu nhiều khách sạn lớn như Minor International, sân bay Thái Lan hay hãng hàng không quốc tế Thái Airways giảm lần lượt 9%, 6% và 6%.
Khoảng 800.000 du khách Trung Quốc đến Thái Lan mỗi tháng, trung bình mỗi người tiêu khoảng 1.630 USD. Nếu lệnh cấm du lịch theo đoàn cũng như việc chủ động tránh đi du lịch của du khách kéo dài trong 3 tháng tới, Thái Lan sẽ thất thu 2,7 tỉ USD.
Theo Foxnews ngày 29-1, những ngày qua các công ty du lịch ở Nhật Bản bận rộn không ngừng nghỉ với những thông báo hủy tour của khách Trung Quốc.
Sho Yamazoe, chủ tịch công ty lữ hành Kamome Tourist Co. của Nhật Bản cho biết đã có ít nhất 480 đoàn với tổng cộng 20.000 du khách hủy tour sang Nhật. Nhân viên công ty tất bật gọi điện cho các đối tác nhà hàng, điểm mua sắm để hủy lịch trình.
Tình cảnh này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng doanh thu của ngành du lịch trước Thế vận hội Mùa hè 2020 tại Tokyo.
 
Hành khách tại sân bay quốc tế Kuala Lumpua, Malaysia - Ảnh: REUTERS
Theo số liệu chính thức, năm 2019, dù bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, vẫn có khoảng 134 triệu du khách Trung Quốc du lịch nước ngoài, tăng 4,5% so với năm trước đó.

Hong Hong, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam là các điểm đến được nhiều người Trung Quốc lựa chọn nhưng du khách Trung Quốc cũng là những khách hàng xịn, sộp ở các thành phố London - Anh, Milan - Ý, Paris - Pháp và New York - Mỹ, Singapore, Philippines…

Ngành bán lẻ vắng khách
Theo trang Forbes, các cửa hàng miễn thuế và các công ty mỹ phẩm ở Hàn Quốc đã hụt một mùa làm ăn khi vắng bóng du khách Trung Quốc kể từ khi virus corona bùng phát ở Vũ Hán và lan ra nhiều thành phố trên thế giới.
Giá cổ phiếu Công ty Amorepacific, đại gia trong ngành mỹ phẩm Hàn Quốc, rớt 8,47% và Hãng LG Household & Health Care rớt 7.12% vào đầu tuần.
Cổ phiếu của các công ty Shinsegae, Hotel Shilla và Lotte Shopping, những công ty có bán hàng miễn thuế ở Hàn Quốc, cũng giảm lần lượt 12,07%, 10,31% và 7,31%.
Ngành bán lẻ nước láng giềng Nhật Bản cũng lâm vào tình cảnh bết bát, ít nhất trong ngắn hạn.
 
Khách gom hàng khẩu trang ở Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, cổ phiếu của các công ty như Uniqlo giảm 5,7%, mỹ phẩm Shiseido giảm 5,5% do cả hai đều có khoảng 20% lợi nhuận từ Trung Quốc trong những năm tài chính gần đây.
Theo tổng hợp của báo USA Today, trong mùa du lịch Tết Nguyên đán ở châu Á, khách sạn, sòng bài, du thuyền cũng là các đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của virus corona.
Và có lẽ chỉ các cửa hàng thuốc tây kinh doanh tốt trong tình huống này, khi khắp nơi nơi du khách đổ xô mua khẩu trang theo lố.
Hồng Vân (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Yamaha Grande cập nhật nhiều màu sắc mới cho phiên bản 2025

Yamaha Grande cập nhật nhiều màu sắc mới cho phiên bản 2025

(GLO)- Yamaha Grande 2025 đã chính thức trở lại với loạt màu sắc mới cực kỳ ấn tượng. Đặc biệt, phiên bản giới hạn hứa hẹn sẽ làm hài lòng những tín đồ thời trang, mang đến một làn gió tươi mới cho thị trường xe tay ga. Giá bán lẻ đề xuất của phiên bản giới hạn là trên 51,6 triệu đồng.