Ngành cao su gặp "khủng hoảng trắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá cao su đã về dưới 1.500 USD/tấn so với mức đỉnh 4.000-5.000 USD/tấn vào năm 2011.
 

 

Dọc Quốc lộ 14, tuyến đường dẫn đến địa phận Bình Phước, đâu đâu cũng một màu xanh cao su. Đã một thời, được len lỏi giữa bạt ngàn cao su, chìm đắm trong tiếng lá rì rào là niềm vui thích của nhiều người. Đã một thời, cao su được ví von là vàng trắng, đem lại đời sống khấm khá cho nhiều nông dân.

Tuy nhiên, bức tranh êm đềm đó nay không còn nữa. Nếu có dịp đi ngang qua các tuyến đường xuôi ngược Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai..., người đi đường dễ bắt gặp những rừng cao su trơ trụi, xác xơ; hàng đống cây cao su bị đốn hạ, chất ngổn ngang ven đường.

Đó là hệ quả của giá mủ cao su lao dốc nhiều năm, từ mức đỉnh 4.000-5.000 USD/tấn của năm 2011, hiện về dưới 1.500 USD/tấn. Đáng ngại là chưa thấy dấu hiệu cho ngày trở lại thời kỳ hoàng kim của cao su. Bây giờ, trồng và khai thác cao su là cầm chắc thua lỗ do chi phí bỏ ra cho mỗi tấn cao su ước tốn 2.000-2.200 USD. Vì thế, lựa chọn của không ít nông dân là phá bỏ vườn cao su, chuyển sang cây trồng khác. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ riêng năm 2015 đã có 6.000 ha cao su bị chặt bỏ. Bình Phước, Tây Ninh - những thủ phủ về cao su - cũng đi đầu trong phá bỏ cây trồng này.

Mặc dù vậy, nếu so với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt (800.000 ha), diện tích cao su thực tế ở Việt Nam vẫn đang vượt xa, với gần 1 triệu ha. Với quy mô này, theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) và Economist Intelligence Unit, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su và đang thừa cung. Năm 2015, dư thừa cao su khai thác của Việt Nam là 147.000 tấn. Năm nay, tuy Việt Nam có thể khống chế sản lượng nhằm tránh bị dư thừa nguồn cao su khai thác nhưng cả nước lại còn tồn kho trên 3 triệu tấn, chiếm hơn 25% tổng sản lượng khai thác cao su hằng năm.

Giải bài toán tồn kho cho cao su là vấn đề nan giải. Bởi Việt Nam không thể cắt mạnh sản lượng cao su đang khai thác để dồn lực tiêu thụ hàng tồn kho. Dừng chăm sóc, khai thác cao su đồng nghĩa với cây cao su sẽ chết. Thường chỉ bất đắc dĩ và không đủ khả năng cầm cự, người trồng mới chọn giải pháp phá bỏ vườn cao su. “Các doanh nghiệp thì không thể làm như vậy”, trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết. Các công ty có những mối quan hệ làm ăn với khách hàng buộc họ phải duy trì sản lượng. Doanh nghiệp cũng phải tiếp tục triển khai những kế hoạch trồng mới cao su cho mục đích đầu tư lâu dài và cũng để hưởng những quyền lợi trong giao đất, cấp phép trồng cao su.

Thực tế, các công ty, đặc biệt là những công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) như Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Tây Ninh (TRC)... có nhiều lợi thế về nhận hỗ trợ đất đai trồng cao su. Điều này lý giải vì sao, DPR không ngần ngại gia tăng rót vốn và dành gần 800 tỉ đồng, tính đến cuối tháng 6.2016, cho việc đầu tư 6.300 ha cao su ở Campuchia. Theo kế hoạch, diện tích cao su này sẽ đi vào khai thác từ năm 2017. Tương tự, PHR và TRC cũng đang trồng cao su tại Campuchia. Ngoài ra, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển diện tích cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản (chưa cho khai thác) nhưng ở mức độ chậm lại.

Xét về chi phí xây dựng dở dang, tính ra chi phí đầu tư cho 1 ha cao su của DPR chỉ bằng khoảng 60-70% mức trung bình ngành. Yếu tố này, cộng với những giải pháp kiểm soát chi phí đã giúp DPR đạt giá thành thấp hơn giá bán. Tuy nhiên, DPR nói riêng và các công ty cao su nói chung thường phải tốn kém thêm những chi phí khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý... Điều này khiến việc kiếm lời từ mảng cao su trở nên khó khăn. Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2016 của DPR, đóng góp chính vào lợi nhuận cho Công ty không phải từ cao su mà chủ yếu từ thanh lý cây cao su và các hoạt động tài chính.

 

 

DPR hiện là doanh nghiệp có diện tích cao su lớn, đến hơn 10.000 ha. Trong đó, 40% diện tích đạt lứa tuổi 16-25 năm, tức đã qua thời kỳ cho sản lượng tốt nhất. Vì thế, DPR có thể bán dần phần diện tích cao su này. Trước mắt, trong năm 2016, DPR dự tính thanh lý khoảng 460 ha và ước ghi nhận doanh thu thanh lý vườn cao su xấp xỉ năm ngoái, tức khoảng 65-70 tỉ đồng. Riêng ở PHR, diện tích cao su thanh lý trong năm 2016 dự kiến lên tới 1.000 tỉ đồng và ước mang về khoảng 150 tỉ đồng doanh thu. Với TRC, con số này khoảng 50 tỉ đồng.

Rõ ràng, các doanh nghiệp cao su đã và sẽ còn dựa vào nguồn thanh lý cao su để cải thiện doanh thu, lợi nhuận. Đây không phải là điều đáng lo ngại, bởi việc đa phần diện tích cao su đã qua thời kỳ khai thác tốt nhất phản ánh một thực tế: DPR, PHR, TRC từng hưởng lợi lớn trong giai đoạn cao su tăng trưởng nóng.

Nhờ đó, DPR là doanh nghiệp hiếm hoi của ngành cao su có vốn chủ sở hữu gấp 6 lần vốn góp của nhà đầu tư, với nguồn tiền trong quỹ đầu tư phát triển lên tới hàng ngàn tỉ đồng, lợi nhuận chưa phân phối trên 500 tỉ đồng, tính đến cuối tháng 6.2016. Tương tự, theo báo cáo tài chính soát xét mới đây, PHR cũng ghi nhận nguồn tiền trong quỹ đầu tư phát triển hơn 960 tỉ đồng và lợi nhuận chưa phân phối trên 320 tỉ đồng. Đây có lẽ là lý do cổ phiếu nhóm cao su tự nhiên vẫn trong xu hướng tăng suốt một năm qua.

Tuy nhiên, nhìn dài hạn, tương lai ngành cao su tự nhiên phụ thuộc vào biến động giá cả và nguồn tiêu thụ cao su thế giới. Xét về nguồn cung, tuy Thái Lan, Indonesia, Malaysia - 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới - đã thống nhất giảm sản lượng và xuất khẩu cao su trong vòng 6 tháng (từ tháng 3.2016) nhưng thực tế lại chưa làm được. Bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan vẫn tăng 11,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng, nguồn cung cao su vẫn dư thừa, gây áp lực lên giá bán.

Ở phía tiêu thụ, thị trường cao su vừa đón nhận “hung tin” từ các quốc gia tiêu thụ cao su chủ chốt của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật... Số liệu mới đây cho thấy Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn chưa thể ổn định và tiếp tục đối mặt với nguy cơ suy giảm, trong khi đây là thị trường tiêu thụ gần 50% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc đang nỗ lực giảm 40% sản lượng lốp xe (mặt hàng tiêu thụ chính về cao su). Nước này còn yêu cầu các đơn vị sản xuất lốp xe phải khắt khe hơn về tiêu chuẩn khí thải, tiêu thụ nhiên liệu và tác động đến môi trường. Phía Ấn Độ cũng tìm cách áp thuế phòng vệ để bảo vệ thị trường cao su trong nước. Tất cả những điều này càng làm gia tăng nỗi lo về tương lai tiêu thụ cao su.

Trong bối cảnh đó, Economist Intelligence Unit dự báo, giá cao su thế giới trong 3 năm tới có thể sẽ tăng nhẹ nhưng chưa thể vượt qua mốc 1.700 USD. Nghĩa là các doanh nghiệp cao su sẽ vẫn phải khai thác cầm chừng, tìm cách giảm chi phí để tránh thua lỗ, chờ cơ hội vực dậy trở lại. Một số doanh nghiệp như DPR đã tìm cách tạo thêm nguồn thu, như rót vốn đầu tư vào công ty sản xuất nệm, kết hợp đầu tư khu công nghiệp, chế biến gỗ... Nhưng tỉ trọng đóng góp của những mảng này còn rất khiếm tốn, chỉ vài tỉ đồng.

Theo baomoi

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm