Năm 2023, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam giải ngân tối đa 22.376 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 15-2, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giải ngân các chính sách tín dụng thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Đồng chủ trì Hội nghị có các ông: Hầu A Lềnh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Hội đồng Quản trị NHCSXH Việt Nam; Đào Minh Tú-Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quản trị NHCSXH; Lê Đức Luận-Thứ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Văn Sinh-Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Dương Quyết Thắng-Ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH.

Tại điểm cầu tỉnh Gia Lai, chủ trì Hội nghị có các ông: Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh; Lê Văn Chí-Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đào Minh Tú-Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các chính sách tín dụng năm 2022 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2023, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam giải ngân tối đa 22.376 tỷ đồng  ảnh 1

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Sơn Ca

Năm 2022, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 16.024 tỷ đồng. Trong đó, chương trình cho vay HSSV mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến đạt 827 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 4.032 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 194 tỷ đồng; cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đạt 971 tỷ đồng. Cùng với đó, NHCSXH đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, với tổng số tiền 878 tỷ đồng. Theo đánh giá tại Hội nghị, mặc dù là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao nhất song dư nợ các chương trình tín dụng thực hiện năm 2022 mới hoàn thành 84,3% kế hoạch, vẫn còn một số chương trình chưa đạt như mục tiêu đề ra.

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tổng nguồn vốn cho vay tối đa các chính sách tín dụng trong hai năm 2022-2023 là 38.400 tỷ đồng. Đến ngày 31-12-2022, dư nợ các chính sách tín dụng đạt 16.024 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch vốn năm 2023 được giải ngân tối đa là 22.376 tỷ đồng.

Năm 2023, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam giải ngân tối đa 22.376 tỷ đồng  ảnh 2

NHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã giải ngân cho vay kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Ảnh: Sơn Ca.

Tại Gia Lai, năm 2022, NHCSXH Chi nhánh tỉnh giải ngân cho vay đối với các chương trình theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ được 291,74 tỷ đồng, với 5.243 lượt hộ vay, đạt 100% kế hoạch giao. Riêng đối với cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Nghị định số 28/NĐ-CP đã giải ngân 47,19 tỷ đồng, với 965 hộ vay, đạt 20,6% kế hoạch. Năm 2023, qua kết quả rà soát, dự kiến nhu cầu nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 560 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, đại diện các địa phương đã có ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Trên cơ sở các ý kiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Hội đồng Quản trị NHCSXH Việt Nam Hầu A Lềnh đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng làm cơ sở để NHCSXH cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Bên cạnh đó, quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện các chương trình. Địa phương nào còn quỹ đất, căn cứ thẩm quyền, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tiến hành giao đất ở, nhà ở, đất sản xuất theo định mức cho người dân. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan chung tay phối hợp, hướng dẫn kịp thời để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn các chương trình theo kế hoạch giao.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư

Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư

(GLO)- Nhờ kiên trì thực hiện phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”, không ngại huy động từ món tiền nhỏ lẻ nhất từ trong dân, nguồn vốn huy động tại địa bàn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tăng trưởng từ đầu năm đến nay.

Gia Lai phát triển bền vững cây chanh dây

Gia Lai phát triển bền vững cây chanh dây

(GLO)- Những năm gần đây, giá chanh dây tăng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng nên nhiều hộ dân trong tỉnh  đã mở rộng diện tích. Tuy nhiên, để cây chanh dây phát triển và đem lại giá trị kinh tế bền vững, các hộ dân cần tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi giá trị, hướng tới thị trường xuất khẩu.

Gia Lai-Bạc Liêu: Cơ hội kết nối giao thương

Gia Lai-Bạc Liêu: Cơ hội kết nối giao thương

(GLO)- Với tiềm năng, thế mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của 2 vùng miền hoàn toàn khác nhau, hoạt động kết nối cung cầu giữa tỉnh Gia Lai và Bạc Liêu kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong việc tiêu thụ hàng hóa.

Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108 nghìn tỷ đồng

Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108 nghìn tỷ đồng

(GLO)- Sở Công thương tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; trong đó, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt khoảng 108 nghìn tỷ đồng.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn

(GLO)- Lời Tòa soạn: Với chủ đề “Thông tin minh bạch-Tiêu dùng an toàn”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15-3) năm 2023 nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; qua đó kêu gọi sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương.