Mùa sim chín trên đồi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nếu muốn ngắm đồi sim “dài trong chiều không hết”, xuất phát từ TP. Pleiku, bạn chạy xe đến ngã tư xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh), rẽ phải và đi khoảng 7 km, men theo con đường hai bên hàng chè xanh ngát, uốn lượn sườn núi, điểm đến sẽ là làng Nhin. Ở ngôi làng nằm sát bên núi Chư Nâm này, vài năm trở lại đây, người dân đã vun trồng hàng trăm gốc sim, hàng ngày đón khí trời mà nở hoa, đậu quả.

Ký ức những mùa hoa

Những bụi sim rải rác ở lưng chừng đồi dần hiện ra trước mắt tôi. Những cành sim khẳng khiu như dồn hết tinh túy cho mùa quả chín. Quả sim nhỏ bằng đầu ngón tay nhưng khi gặp nắng no thì chín lúc lỉu trên cành. Từ cuối tháng 5, sim bắt đầu chín bói, đầu tháng 6 chín rộ kéo dài đến hết tháng 8. Khi màu hung tím lộ dần từ cuống quả, rồi đôi ba ngày tiếp theo, màu tím bao trùm khắp vỏ quả sim, báo hiệu một mùa quả ngọt nơi núi đồi đã về đúng hẹn. Sim càng mọc ở núi cao càng ngọt. Tôi đưa tay nhẹ hái những quả sim vừa chín. Chiếc gùi được chìa ra, đựng mấy trái sim tím rịm những chùm quả ấp ôm ngọt mát.

Có lẽ rất khó để tìm câu trả lời, vì sao quả sim lại có sức hút đến vậy. Dĩ nhiên, đã đôi lần, tôi thấy những chùm quả sim thấp thoáng trong gánh hàng rong bên phố. Người không ngược phố tìm sim thì sim vẫn từ núi tìm về với người để nhắc nhớ khôn nguôi.

Trò chuyện cùng tôi, ông Rơ Châm Nhui (làng Nhin) cho hay: Ngày trước, khi rừng núi nơi đây vẫn còn nguyên sinh, sim hầu như mọc tự nhiên, sau vài năm cao ngang tầm tay, thành bụi, ra hoa đậu quả. Những cây sim cụ, sim gộc, sim rừng có thể cao tới 2-3 m. Sim mọc thành vạt, loang tím khắp núi rừng. Từ nhỏ, ông đã theo mẹ lên núi hái sim. Những quả sim chín mọng, căng tròn, tím sẫm. Hồi còn khó khổ, những chùm quả sim đã làm dịu đi cơn đói cho những đứa con của rừng cứ thế mà lớn lên. Mẹ ông từng gùi sim đổi lấy gạo, mắm muối, nhà có bữa no bữa đói cũng gắn nhiều với sim.

Năm nay, trang trại của ông Nguyễn Thành Châu ở làng Nhin (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) hứa hẹn một mùa sim trĩu quả. Ảnh: N.T.D

Năm nay, trang trại của ông Nguyễn Thành Châu ở làng Nhin (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) hứa hẹn một mùa sim trĩu quả. Ảnh: N.T.D

Nghe ông Nhui kể chuyện, tôi chợt nhớ về năm tháng tuổi thơ mình. Tôi cũng là người con của núi đồi, tuổi ấu thơ cũng từng gắn bó với những mùa sim. Tôi nhớ, khi quả sim nhỏ nằm chi chít trên thân cành thì màu tím hung lộ dần từ cuống quả cho đến khi tím kiệt cùng. Mùa quả ngọt nơi núi đồi đã về đúng hẹn. Mùa sim chín, quả nhiều không kể xiết. Khi những cây sim trổ hoa, gió đồi rung rinh cây lá, hoa tím biếc bừng nở, khẽ khàng chao nghiêng dưới nắng. Phút ấy mà được ngồi mê đắm giữa rừng sim vào những chiều mùa hạ tĩnh lặng thì thích phải biết. Chỉ cần ngồi lặng yên như thế, có thể nghe trái sim đùa giỡn, lướt đi giữa mênh mông nắng, cũng đã quá đủ đầy cho một tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng rồi.

“Muốn ăn sim tím lên đồi”

Trong lần lang thang trên núi Chư Nâm này, tôi tình cờ gặp ông Nguyễn Thành Châu (tổ 5, phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ông Châu có 1 trang trại nuôi bò ở làng Nhin, 3 năm trở lại đây thì dành một phần diện tích của trang trại để trồng khoảng 100 bụi sim. Nghe tôi lẩm nhẩm đọc đôi câu lục bát “Muốn ăn sim tím lên đồi/Muốn ăn ổi chín thì ngồi gốc cây”, ông Châu cười nói: “Ở đây, ngoài sim rừng, sim mọc tự nhiên thì còn có những cây sim do chính bàn tay những người nông dân chân chất trồng. Tôi trồng cây để lấy quả làm rượu sim và mật sim. Dường như loài cây này có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều người. Khi biết chỗ tôi có vườn sim, không ít người đã đến tham quan, trải nghiệm. Tôi đang dự tính, về lâu dài sẽ đầu tư thêm các dịch vụ, hướng đến xây dựng nơi này làm điểm du lịch sinh thái”.

Theo ông Châu, cây sim sống ở đất cằn cỗi, ưa ánh sáng, chịu được thời tiết khắc nghiệt, ngoài tưới nước và bón phân thì hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, ông sẽ thuê máy múc đào hố, cải tạo đất để dự kiến tháng 8 tới, ông tiến hành trồng thêm khoảng 100 bụi sim.

Còn ông Trần Ngọc Đào (thôn 2, xã Nghĩa Hưng), công nhân của trang trại thì chia sẻ: Trồng sim rất đơn giản, chỉ cần mua cây giống về trồng xuống đất: bón phân, tưới nước, làm cỏ…, cây sẽ sống khỏe, cho nhiều quả. Cây sim cũng rất dễ “thuần hóa”. Khi đã trồng sống, chỉ cần bón phân nhẹ, tưới nước là đã cho ra quả to, đều, mật sim nhiều hơn và cứ ung dung thu hoạch hàng năm. Khi cây sim già cỗi, quả ít, chỉ cần cắt nhánh, sim sẽ vươn chồi trở lại thành một gốc sim sung mãn. “Ngay trong năm đầu tiên, đã có cây ra hoa và rất sai quả. Sang đến năm thứ 2 thì hơn nửa diện tích cho quả. Năm thứ 3 thì cơ bản vườn sim cho thu hoạch rộ”-ông Đào bộc bạch.

...Mặt trời đã lên cao, ánh nắng chiếu thẳng đứng xuống từng lùm cây, khó mà hái thêm được quả sim nào. Tạm biệt vườn sim trong buổi chiều tà, món quà tôi mang theo về là bọc sim chín mọng và lời hò hẹn trở lại nơi này, để thêm một lần dạo bước cùng sim trên triền đồi nhỏ phía xa xa.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.