Một nét nhà dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 1990 về trước, xuống làng nào của đồng bào Jrai, đặc biệt là các huyện phía Đông Nam tỉnh, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp đôi ba căn nhà dài. Đúng như tên gọi giản dị của nó, nhà dài là những căn nhà có chiều dài đến 50-60 m, cá biệt có những căn dài đến 70-80 m. Hầu hết chúng đều là những ngôi nhà nhiều năm tuổi, vách nứa bạc phếch, mái tranh ngả màu theo mưa nắng.
Lần đầu đứng trước căn nhà dài như thế ở buôn Jú (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), trong tôi chợt trào lên những xúc cảm hoài cổ. Rồi tôi băn khoăn tự hỏi: Có gì là độc đáo trong kiến trúc của những ngôi nhà như thế? Tại sao bao nhiêu con người đến bây giờ vẫn bó buộc sự tự do của mình vào một không gian chật chội, già nua ấy? Lời giải đáp cho tôi đã đến không phải từ sự nhìn nhận chủ quan của mình mà từ bă (ông) Kên-chủ nhân của chính ngôi nhà gồm 8 bếp thành viên.
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Jrai có tập quán ở nhà sàn. Nhà sàn của đồng bào Jrai có 2 dạng: nhà sàn nhỏ (ngắn) và nhà sàn dài. Chiều cao sàn và chiều rộng của 2 dạng nhà tương đương nhưng bề dài thì vượt hẳn. Tuy nhiên, cũng như nhà sàn ngắn, nhà sàn dài có kết cấu khá đơn giản, gồm hai dãy cột được chôn xuống đất, gắn kết với nhau bằng các xà ngang và mái, không cần đục lỗ mà chỉ dùng dây để buộc các mối tiếp xúc. Số cột, số gian cũng không nhất thiết chẵn hay lẻ.
Tuy nhiên, thủ tục để dựng nên nó phải trải qua nhiều điều kiêng cữ khá là phiền phức. Trước khi vào rừng đẵn cây, người ta phải làm lễ cúng Thần rừng. Trên đường đi nếu gặp phải bất kỳ con vật nào, những người đẵn cây phải quay về, hôm sau mới đi tiếp. Đẵn được cây mang về phải làm lễ cúng; dựng cột lên, cúng. Sau khi ngôi nhà hoàn thành, chủ nhà lại làm lễ cúng, như lễ tân gia của người Kinh.
Một căn nhà dài đang xuống cấp trong dãi dầu mưa nắng. Ảnh: N.T
Một căn nhà dài đang xuống cấp trong dãi dầu mưa nắng. Ảnh: N.T
Điều đặc biệt là dù không gian vượt hẳn nhà sàn ngắn, nguyên tắc bố trí trong một căn nhà dài vẫn không thay đổi: Gian giữa bao giờ cũng là trung tâm. Cửa lớn được trổ thẳng chính giữa gian, là nơi chủ nhà dùng để tiếp khách và các sinh hoạt cộng đồng. Phía bên trái là nơi ở của các thành viên theo thứ tự từ con gái đầu đến con gái út và cũng là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Khách lạ không được vào khu vực này. Bên phải là khu vực dành riêng cho vợ chồng chủ nhà. Mỗi gia đình nhỏ sống trong nhà dài đều có một bếp riêng, đồ gia dụng riêng. Trừ những vật gia bảo như chiêng, ghè, họ không bao giờ dùng của nhau dù là thanh củi hay chiếc bầu đựng nước. Có lẽ một phần do tuân thủ nguyên tắc này nên dù chung sống trong một ngôi nhà đông đúc, có khi đến 6, 7 gia đình cũng rất hiếm khi xảy ra việc tranh chấp quyền lợi hay xích mích, cãi cọ nhau.
Nhà dài là một tập hợp niềm tin tâm linh, là sự chứng tỏ một thế lực của những gia đình khá giả, đông con cái cũng như vị thế của gia đình, dòng họ với cộng đồng, thậm chí là một thế lực giữa làng này với làng khác. Có thể nói, nếu người Kinh tự hào với những ngôi nhà “tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường” thế nào thì người Jrai ở đây cũng hãnh diện với những ngôi nhà dài của họ như thế… Bây giờ thì tôi hiểu, không dưng mà có nhà dài. Lời giải thích của ai đó rằng, nhà dài là “tàn dư” của thời con người còn yếu ớt giữa đại ngàn hoang dã, cần tập hợp sức mạnh để tồn tại giữa tự nhiên, xem ra kém phần thuyết phục.
Những năm trước 1990, các huyện Krông Pa, Ayun Pa (nay là thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện) có rất nhiều nhà dài. Nhưng rồi theo thời gian, khi cuộc sống hiện đại lan đến lớp trẻ các buôn làng, nhà ở của đồng bào cũng đứng trước nguy cơ “trệt hóa”. Nhà dài truyền thống nguyên bản cũng theo đó ngày mỗi hao dần. Tôi nhớ cũng đã khá lâu, với ý tưởng bảo tồn nhà dài để phục vụ du lịch, người ta đã thống kê tại Phú Thiện và Ayun Pa chỉ còn chừng 50 căn. Tuy nhiên, hình như mọi việc cũng chỉ dừng tại đó. Chẳng biết sau bao nhiêu năm, 2 địa phương trên còn bao nhiêu căn nhà dài nguyên gốc. Vậy nên, bảo tồn nhà dài-một nét độc đáo về “văn hóa ở” của người Jrai-để phục vụ du lịch, thiết nghĩ là một việc rất nên làm.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.