Một lần thăm trại thương binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.

Tôi nhớ khi đó, tính cả cán bộ, nhân viên phục vụ và thương binh, Trại có hơn 70 người. Trong đó có 10 thương binh nặng, không có khả năng tự chăm sóc mà cần người phục vụ theo chế độ đặc biệt của Nhà nước quy định. Mặc dù khi ấy là thời điểm giao thời giữa cơ chế bao cấp và thị trường, có những chính sách đối với thương binh nói chung và thương binh nặng nói riêng cũng không còn được bao cấp nữa.

Anh Nguyễn Viết Thiếp-Quản đốc đã báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy tình hình của Trại, từ đời sống, bệnh tình của thương binh đến sự chăm sóc của anh chị em cán bộ, nhân viên đối với thương binh... Tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu về những cặp vợ chồng thương binh “tàn nhưng không phế”, trong đó có gia đình của Quản đốc Nguyễn Viết Thiếp.

Anh cho biết, Trại thương binh được thành lập từ đầu năm 1972, trong căn cứ của tỉnh Kon Tum. Anh Thiếp gắn bó với Trại từ những năm đầu mới thành lập. Anh kể, quê anh ở tỉnh Hải Dương. Anh nhập ngũ năm 1970 và đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Đường 9 Nam Lào, cao nguyên Boloven (Lào) và trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972 ở Kon Tum. Hồi đó, anh là chiến sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5).

z6226425548565-391d9c1e9843ca1e81aa748ba91f818d.jpg
Ảnh minh họa: Đ.M.P

Khi chúng tôi đến thăm, anh đã là cha của 4 đứa con. Anh xây dựng gia đình từ khi còn ở trong căn cứ, vợ là thầy thuốc, người đã trực tiếp chăm sóc, chữa bệnh cho anh, động viên anh vượt qua khó khăn bệnh tật. Nhờ chị mà anh có thêm động lực vượt lên chiến đấu và chiến thắng bệnh tật.

Ngày đó, Trại thương binh được phép tận dụng đất trong khuôn viên của Trại hơn 10 ha để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống cho thương binh. Cũng như nhiều thương binh còn có sức lao động và anh chị em cán bộ, nhân viên của Trại, anh có khu vườn tăng gia. Từ sự cố gắng chăm chỉ làm lụng mà gia đình anh cũng có một khoản thu nhập ngoài lương để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Theo yêu cầu của Bí thư Tỉnh ủy, anh Thiếp đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình thương binh nặng, đầu tiên là nhà anh A Chi. Anh A Chi người dân tộc Xê Đăng, quê ở huyện Đăk Tô, bị thương mù cả 2 mắt vào lúc đang cao điểm Chiến dịch Xuân-Hè 1972 ở Kon Tum.

Khi chúng tôi đến, chị Nguyễn Thị Tuyết-vợ anh A Chi đang bồng đứa con trai hơn 1 tuổi. Chị Tuyết tâm sự: Chồng em bị mù cả 2 mắt, còn em thì liệt một bên người. Những ngày mới thương nhau, nhiều người trong Trại bày tỏ sự lo ngại cho chúng em. Nhưng rồi, tình yêu và cuộc sống đã cho chúng em nghị lực vươn lên.

Trong câu chuyện của chị, khi đó tôi chợt nghĩ giá mà anh A Chi còn đôi mắt sáng thì có lẽ anh vui biết mấy khi thấy người vợ hiền có gương mặt xinh đẹp, hiền hậu. Như đoán được điều tôi nghĩ, anh Thiếp cho hay: A Chi và Tuyết là một đôi “tàn nhưng không phế”, họ sống cùng nhau đã 5 năm, sinh được 2 con gái 1 con trai lành lặn, ngoan hiền, gia đình rất thuận hòa và hạnh phúc.

Chúng tôi đến thăm vợ chồng thương binh nặng Ksor Kia và chị Thúy. Anh Kia bị thương trong một trận đánh ở Tân Cảnh năm 1972 cụt cả 2 chân, chị Thúy mất 1 chân. Lúc này, anh chị đã có 1 cháu gái. Cũng như những đôi vợ chồng thương binh khác, với sự cần cù, chịu thương chịu khó, anh chị cũng trồng được rau lang, nuôi heo, cùng với những khoản trợ cấp của Nhà nước nên cuộc sống cũng được cải thiện phần nào.

Anh Thiếp cho biết thêm, dù khó khăn lắm, nhưng Ban lãnh đạo Trại cũng cố gắng bố trí cho những đôi vợ chồng có được chỗ ở riêng, có đất tăng gia trong khuôn viên của Trại. Về đời sống tinh thần cũng được chăm lo khá chu toàn, hàng tuần có chiếu phim để thương binh và cán bộ, nhân viên xem. Khi ốm đau được nhân viên y tế của Trung đoàn 10 (Quân đoàn 3, nay là Quân đoàn 34) đến Trại chăm sóc, nặng thì họ đưa về bệnh viện của đơn vị điều trị.

Đã 36 năm trôi qua kể từ lần gặp gỡ ấy, không biết những anh chị em thương binh ở Trại thương binh tỉnh Gia Lai-Kon Tum ngày ấy giờ ai còn, ai mất, cuộc sống gia đình con cháu của họ ra sao. Đôi lần có dịp, tôi hỏi thăm một số cán bộ cùng thời, nhưng không còn ai nhớ nữa. Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, sau là Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Văn Sỹ, khi chưa mất, có lúc 2 chú cháu nhắc lại chuyến thăm Trại thương binh năm xưa.

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.