Mở rộng liên kết để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giai đoạn 2018-2022, toàn tỉnh Gia Lai có 122 dự án liên kết đã được thẩm định, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện với tổng kinh phí gần 289 tỷ đồng.

Hiện toàn tỉnh có 411 hợp tác xã (HTX), 2 liên hiệp HTX và 498 tổ hợp tác với tổng số vốn điều lệ (theo giấy phép đăng ký kinh doanh) là 870 tỷ đồng; tổng số thành viên là 18.435 người và giải quyết việc làm cho 1.857 lao động tại địa phương. Trong đó có 329 HTX nông nghiệp với 10.084 thành viên, chiếm 80% số HTX trên địa bàn tỉnh với tổng vốn điều lệ đăng ký là 684,5 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của các HTX là dịch vụ thủy lợi; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chăn nuôi gia súc; trồng và chăm sóc hồ tiêu, cà phê, sâm, các loại cây ăn quả... Phần lớn HTX hoạt động ổn định, giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới. Điển hình trong lĩnh vực này là HTX Mật ong Phương Di (huyện Ia Grai), HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa), HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm (huyện Mang Yang), HTX Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện)…

Theo ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh: “Trong những năm gần đây, các HTX nông nghiệp đã hướng dẫn thành viên trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và dần tiếp cận, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất”.

Đặc biệt, đối với các HTX nông nghiệp, việc thực hiện một số chính sách đặc thù, nhất là chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Giai đoạn 2018-2022, toàn tỉnh có 122 dự án liên kết đã được thẩm định, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện với tổng kinh phí gần 289 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-cho biết: “Khi tham gia chuỗi liên kết, các HTX được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước như hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, kinh phí thiết kế bao bì sản phẩm, xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm, xây dựng cơ sở vật chất, kho bãi… Hiện, HTX nông nghiệp là đầu mối liên kết những người nông dân cùng mục tiêu, chí hướng, cùng áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng. Hợp tác xã cũng là cầu nối giúp rút ngắn khoảng cách giữa người nông dân và doanh nghiệp”.

Bên cạnh những mặt tích cực thì các HTX hiện đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Thực tế đó khiến nhiều HTX phải tạm ngưng hoạt động, nhiều chuỗi liên kết giữa HTX với doanh nghiệp không thể triển khai hoặc đã triển khai nhưng “giữa đường đứt gánh”. Cụ thể, toàn tỉnh có 62 HTX ngưng hoạt động (trong đó có 4 HTX giải thể), riêng trong 6 tháng đầu năm có 18 HTX ngưng hoạt động.

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi đa số thành viên HTX nông nghiệp là nông dân, trình độ, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế, quy mô, năng lực sản xuất còn thấp. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp lợi nhuận bấp bênh, chịu nhiều rủi ro trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai thường xuyên xảy ra, giá cả thị trường không ổn định. Mặt khác, sức cạnh tranh của các HTX chưa cao, phần lớn gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tài sản, cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; hình thức, quy mô liên kết chưa đa dạng...

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) chuyển giao kỹ thuật cho thành viên HTX Nông nghiệp và dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa). Ảnh: Hà Duy

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) chuyển giao kỹ thuật cho thành viên HTX Nông nghiệp và dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa). Ảnh: Hà Duy

Trong giai đoạn 2018-2022, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 147 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong số này, 122 dự án đã được thẩm định, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện, còn 25 dự án bị loại ra khỏi danh mục dự án. Nguyên nhân loại bỏ là do một số dự án đã được phê duyệt nhưng doanh nghiệp không tham gia như đã cam kết hoặc khi doanh nghiệp tham gia thì lại đánh giá và khuyến cáo về đất đai không phù hợp với cây trồng của dự án… Còn đối với những dự án đã triển khai vẫn tồn tại những trường hợp hợp đồng liên kết chưa chặt chẽ, thiếu sự cam kết giữa các chủ thể tham gia nên dễ bị phá vỡ như: giá thị trường tăng hơn giá hợp đồng đã ký nên người sản xuất không bán sản phẩm cho doanh nghiệp mà bán thẳng ra thị trường; doanh nghiệp không chịu đầu tư giống, phân bón cho nông dân như cam kết...

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-cho rằng: “Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của HTX thì nên chú ý thiết lập các không gian liên kết. Các hộ nông dân liên kết với nhau tạo thành HTX thì gọi là liên kết ngang. Hiện tại, đa số HTX chỉ liên kết với 1 doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp liên kết có năng lực mạnh, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài tỉnh hoặc nước ngoài.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô vẫn còn nhỏ, năng lực cũng có hạn, vì vậy rất khó để duy trì liên kết. Điều này đòi hỏi cần thêm một sự liên kết nữa, đó là “liên kết ngang cấp 2”, tức là liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Sự liên kết này sẽ tăng năng lực hoạt động, tăng năng lực tài chính của các doanh nghiệp, từ đó có thể đảm bảo sự ổn định chuỗi liên kết. Bởi lúc này không còn là liên kết giữa HTX với 1 doanh nghiệp nữa mà là liên kết giữa HTX với nhiều doanh nghiệp. Với chức năng của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đang vận động các doanh nghiệp thành viên thực hiện kiểu liên kết này”.

Cũng theo ông Tuấn, liên kết ngang cấp 2 không chỉ các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành liên kết với nhau mà có thể là doanh nghiệp thương mại liên kết với doanh nghiệp chế biến và các doanh nghiệp dịch vụ (siêu thị). “Khi các liên kết này triển khai thuận lợi, lúc đó, lợi ích cùng chia sẻ, rủi ro cùng gánh vác. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể ổn định”-ông Tuấn nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm