Mỡ máu một trong 3 'sát thủ' gây đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cao huyết áp, đái tháo đường, đặc biệt là mỡ máu cao được xem là "tam sát thủ" gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim, do vậy việc kiểm soát mỡ máu là vô cùng quan trọng.

Đây là một trong những thông tin hữu ích được chia sẻ tại Hội thảo chuyên sâu về "Kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ" tổ chức tại TP.Cần Thơ ngày 27.1.

Mỡ máu như "vàng trong tim"

Hội thảo do Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện đến từ châu Âu - European Wellness - tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Sở Y tế TP.Cần Thơ và các chuyên gia về đột quỵ và y học tái tạo.

Chia sẻ về đột quỵ, nhồi máu cơ tim, TS-BS Vũ Đình Thắng, chuyên gia của Trường ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng các giải pháp dự phòng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, trong đó kiểm soát mỡ máu là rất cần thiết.

TS-BS Vũ Đình Thắng, chuyên gia của Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói về giải pháp điều trị mỡ máu. Ảnh: Đ.T

TS-BS Vũ Đình Thắng, chuyên gia của Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói về giải pháp điều trị mỡ máu. Ảnh: Đ.T

Nguyên nhân gây ra mỡ máu tăng cao thường do ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ, thịt động vật; các sản phẩm từ sữa, phô mai, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ. Cùng với đó là thói quen lười vận động, thừa cân, béo phì, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá. Cuối cùng là yếu tố di truyền. Những tác hại nguy hiểm của mỡ máu đó là gây gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, là tác nhân gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp.

BS Thắng ví: mỡ máu mạch vành như "vàng trong tim" và việc tầm soát có thể chủ động thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp DSA mạch vành. Hiện tại, trong điều trị "vàng trong tim" gây nhồi máu cơ tim, đã có nhiều giải pháp xử lý cấp cứu đơn giản nhưng hiệu quả như đặt stent nong mạch vành.

Trong khi đó, đối với đột quỵ não chia thành 2 dạng; khoảng 15% là các trường hợp xuất huyết não và 85% là nhồi máu não. Nguyên nhân xuất huyết não thường do biến chứng vỡ phình, dị dạng mạch máu còn nhồi máu não thường do xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu não…

TS-BS Vũ Đình Thắng (phải) và GS-TS-BS Yuriy Nalapko chia sẻ kiến thức về điều trị, kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ cũng như các giải pháp y học tái tạo. Ảnh: Đ.T

TS-BS Vũ Đình Thắng (phải) và GS-TS-BS Yuriy Nalapko chia sẻ kiến thức về điều trị, kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ cũng như các giải pháp y học tái tạo. Ảnh: Đ.T

Cả đột quỵ não và nhồi máu cơ tim đều là những bệnh lý cấp cứu tối khẩn cấp cần phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhanh nhất có thể bởi giờ vàng để xử lý can thiệp mang lại hiệu quả chỉ trong 6 giờ kể từ khi xảy ra triệu chứng.

Giải pháp lọc mỡ máu

Để tầm soát "tam sát thủ" làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, BS Thắng cho rằng, với cao huyết áp và đái tháo đường, người bệnh cần phải sử dụng thuốc suốt đời để giữ các chỉ số đường huyết, huyết áp ổn định, ở ngưỡng an toàn. Riêng với điều trị mỡ máu nói chung, ông khuyến khích ưu tiên sử dụng các giải pháp không dùng thuốc trước như thay đổi lối sống, tập thể dục đều đặn, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh… Bởi lẽ nguyên nhân gây ra mỡ máu tăng cao thường do nhiều chất béo bão hòa như mỡ, thịt động vật; các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ. Cùng với đó là thói quen lười vận động, thừa cân, béo phì, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp mỡ máu ở mức quá cao, đặc biệt là tăng Lipoprotein (a) một loại protein vận chuyển cholesterol thì việc can thiệp chủ động lọc mỡ máu định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất. Theo BS Thắng, tăng Lipoprotein (a) trong máu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa hoặc huyết khối trong động mạch, từ đó gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, mạch máu não. Nhưng đáng ngại nhất, đây lại là việc là yếu tố có tính di truyền, hiện chưa có thuốc đặc trị, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục cũng gần như không tác dụng. Do vậy việc lọc mỡ máu có thể được xem là giải pháp cần thiết để tầm soát hiệu quả nhất tình trạng tăng Lipoprotein (a).

Bệnh nhân áp dụng phương pháp lọc mỡ máu. Ảnh: Đ.T

Bệnh nhân áp dụng phương pháp lọc mỡ máu. Ảnh: Đ.T

TS-BS Vũ Đình Thắng cũng đưa ra kết quả lọc mỡ máu của 66 ca thực hiện năm 2023 cho thấy, kết quả giảm nhanh: LDL (mỡ máu "xấu") 72%; Cholesterol 63%; Lipoprotein (a) 46%; Triglyceride 36,9%...

Cũng tại hội thảo, GS-TS-BS Yuriy Nalapko, Trưởng ban Y khoa, Hiệp hội Khoa học Y học Phòng ngừa, Tái tạo và Chống lão hóa châu Âu - ESAAM, Phó chủ tịch Hội đồng chuyên môn European Wellness, đã giới thiệu những phương pháp và nghiên cứu mới nhất phòng ngừa đột quỵ và bệnh mạn tính nhờ vào thành tựu công nghệ y học tái sinh, sử dụng tế bào gốc.

Theo Hội Đột quỵ VN, mỗi năm nước ta có khoảng trên 200.000 ca đột quỵ. Đột quỵ không chỉ là nguy cơ tử vong hàng đầu mà còn gây ra những gánh nặng cho xã hội. Để phòng ngừa đột quỵ, cần ghi nhớ: tăng cường vận động, giảm cân chống béo phì, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, bột, muối mặn, ăn nhiều rau củ, trái cây, điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo thường, bệnh tim, chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia...

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.