Uống nhầm dầu thắp đèn, bé trai bị sặc suýt tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do sơ suất, gia đình để bình dầu hương liệu (loại dùng để thắp đèn) không đóng nắp, cháu bé hơn 1 tuổi đã lấy uống và bị sặc. Gia đình đã kịp thời đưa cháu bé đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tím tái.

Bé trai N.G.B. (12,5 tháng tuổi, ngụ tại Tây Ninh) ở nhà chơi và đã lấy bình dầu hương liệu (loại dùng để thắp đèn) do người nhà quên đóng, còn khoảng 100ml trong bình đem uống. Bé B. bị ho sặc sụa, tím tái và đổ dầu hương liệu trên áo nên người nhà phát hiện, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó được chuyển bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh.

x-quang-nguc-benh-nhi-ghi-nhan-ton-thuong-phoi-lan-toa-hai-phe-truong-ben-phai-anh-benh-vien-cung-cap.jpg
X-quang ngực bệnh nhi ghi nhận tổn thương phổi lan tỏa hai phế trường bên phải. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 9-11, BS.CKII Nguyễn Minh Tiến-Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhi được chuyển đến với tình trạng khó thở, tím tái, thở rút lõm ngực nặng. Nhịp tim trẻ tăng 180-200 lần/phút, thay vì khoảng 80-130 như bình thường, X-quang ghi nhận tổn thương phổi lan tỏa gây suy hô hấp nặng.

“Chúng tôi tiến hành đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh, dịch truyền, điều chỉnh điện giải toan kiềm, an thần, giãn cơ, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu hóa chất còn sót lại trong đường tiêu hóa ra ngoài. Kết quả sau 1 tuần điều trị tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo, bú khá”-bác sĩ Tiến thông tin.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh để thuốc và hóa chất xa tầm với trẻ hoặc cất trong các tủ có khóa, tránh cho trẻ tiếp cận, gây hậu quả đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.