Mẹ nghèo suy thận mong sống để nuôi con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Con đường nhỏ dẫn chúng tôi đến căn nhà xây tạm của gia đình chị Hlơr nằm giữa làng Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Ở tuổi 43, chị Hlơr trông rất xanh xao, ốm yếu. Đó là hậu quả của căn bệnh suy thận dẫn đến biến chứng suy tim, phổi... Hiện chị đang phải chạy thận để duy trì sự sống.

Chiều muộn, chị Hlơr mới từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở về nhà sau thời gian chạy thận. Trong hơi thở nặng nhọc, chị cho biết mình mắc bệnh năm 2016. Khi ấy, chị hay bị đau đầu, mệt mỏi, chân tay sưng phù, khó thở kéo dài. Đến lúc phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ thông báo chị bị suy thận giai đoạn 4. Tinh thần suy sụp, sức khỏe kiệt quệ, có lúc chị muốn quyên sinh để giải thoát bản thân. Nhưng thương 3 con nhỏ (đứa con út mới 15 tháng tuổi) không ai chăm sóc, chị lại gắng gượng sống.

 Chị Hlơr bên chồng và con trai út. Ảnh: H.T
Chị Hlơr bên chồng và con trai út. Ảnh: H.T



Hoàn cảnh gia đình chị Hlơr rất khó khăn. Anh Vưng (chồng chị) ngày ngày chỉ quẩn quanh với 2 sào ruộng lúa một vụ, 3 sào cà phê, thu nhập chỉ đủ lo cho 5 miệng ăn trong gia đình. Từ khi chị mắc bệnh hiểm nghèo, anh Vưng đành bỏ bê việc ruộng rẫy vì phải lo đưa vợ đi chữa bệnh. 2 đứa con đầu cũng phải nghỉ học giữa chừng. Cháu Vay-con gái đầu của chị Hlơr, đang học dở dang lớp 9-buồn rầu thổ lộ: “Việc học với cháu bây giờ không còn quan trọng nữa. Cháu phải có trách nhiệm giúp mẹ đỡ đần công việc hàng ngày và chăm sóc các em”. Còn anh Vưng giọng ủ dột: “Tôi phải vay mượn hơn 70 triệu đồng để có tiền chữa bệnh cho vợ, chưa biết bao giờ mới trả được. Vợ bệnh nặng mà nhà thì nghèo, tôi không biết xoay xở làm sao”.

Mắc phải bệnh hiểm nghèo nên đều đặn 3 lần/tuần chị Hlơr phải đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh lọc máu, chạy thận. Cũng may chị có bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo nên cũng đỡ phần nào chi phí. Chị Hlơr từng mong ước được ghép thận nhưng chi phí ghép thận quá lớn (khoảng 600-700 triệu đồng) nên với chị đó là điều không tưởng.

Ông Amyên-Trưởng thôn Dơk Rơng-cho biết: “Vợ chồng Hlơr nghèo nhưng rất chăm chỉ làm ăn. Từ ngày Hlơr mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình đã rơi vào cảnh khánh kiệt. Rất mong sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm để Hlơr được chữa trị, kéo dài sự sống”. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ anh Vưng, số ĐT: 0373147746 hoặc Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).

 

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Gia cảnh éo le của em Rah Lan Thư

Gia cảnh éo le của em Rah Lan Thư

(GLO)- Bố bị hoại tử xương đùi nhưng phải dừng việc điều trị để dành tiền cho con gái Rah Lan Thư chữa căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ. Tình cảnh éo le của gia đình em đang rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Tặng 250 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Trang

Tặng 250 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Trang

(GLO)- Ngày 9-3, Hội Chữ thập đỏ huyện Đak Đoa phối hợp với Đoàn từ thiện Chùa Vạn Thông (TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và UBND xã Trang tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại địa phương.

Tặng 800 suất quà cho hộ nghèo, người khuyết tật các huyện Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh

Tặng 800 suất quà cho hộ nghèo, người khuyết tật các huyện Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh

(GLO)- Trong 2 ngày (ngày 6 và 7-3), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai, Hội Chữ thập đỏ các huyện: Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh phối hợp với Đoàn từ thiện Phước Huệ (TP. Hồ Chí Minh) cùng chính quyền địa phương tổ chức tặng quà cho hộ nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật.

Anh Lê Văn Bài được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện. Ảnh: Đ.Y

Lê Văn Bài, gương sáng hiến máu cứu người

(GLO)- Từ năm 2008 đến nay, anh Lê Văn Bài-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã 25 lần hiến máu tình nguyện (HMTN). Năm 2024, anh được tôn vinh là 1 trong 17 người hiến máu tiêu biểu toàn tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.