Mang Yang quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và vận động các cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Trao “cần câu”

Trước đây, gia đình anh Tuy (làng Kdung, xã Hà Ra) thuộc diện hộ nghèo. Mặc dù gia đình có ruộng lúa, rẫy cà phê nhưng do thiếu kinh nghiệm canh tác nên năng suất không cao. Trong khi đó, vợ anh thường xuyên đau ốm. Đầu năm 2022, Hội Nông dân huyện Mang Yang đã vận động hội viên quyên góp hỗ trợ 1 con bò sinh sản trị giá 12,5 triệu đồng cho gia đình anh Tuy. Ngoài ra, Hội cử cán bộ đến tận nhà hướng dẫn cách chăm sóc cà phê, làm lúa nước 2 vụ, kỹ thuật trồng rau màu, cây ăn quả và cây keo để gia đình có thêm thu nhập.

Anh Tuy cho biết: “Nhờ sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ Hội Nông dân huyện mà gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo. Với 300 cây cà phê, hơn 3 sào lúa nước, 2 sào rau màu, 8 sào trồng cây ăn quả và keo, mỗi năm, gia đình thu về trên 60 triệu đồng. Nhờ đó mà vợ chồng tôi dành dụm được tiền để mua thêm bò về nuôi, nâng tổng đàn lên 3 con”.

Cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Đak Jơ Ta (bìa phải) hướng dẫn hộ dân làng Đê Bơ Tưk kỹ thuật chăm sóc cây mít Thái. Ảnh: P.N

Cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Đak Jơ Ta (bìa phải) hướng dẫn hộ dân làng Đê Bơ Tưk kỹ thuật chăm sóc cây mít Thái. Ảnh: P.N

Hơn 2 năm qua, người dân làng Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta) được hưởng lợi từ các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp. Trong đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cấp 9 con dê cho 3 hộ. Hiện đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt. Anh Luy chia sẻ: Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Tháng 8-2021, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 3 con dê. Đến nay, đàn dê đã phát triển lên 17 con. Đàn dê đã giúp gia đình có thêm thu nhập. “Tôi cố gắng chăm sóc thật tốt để đàn dê ngày càng phát triển. Gia đình tôi cảm ơn Nhà nước rất nhiều vì đã hỗ trợ sinh kế giúp thoát nghèo”-anh Luy bộc bạch.

Ngoài ra, 7 hộ dân trong làng còn được hỗ trợ 346 cây mít Thái da xanh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tham gia thực hiện mô hình trồng cây ăn quả. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít cho 30 hộ dân. Đến thời điểm hiện tại, vườn mít của các hộ dân chuẩn bị cho thu hoạch.

Bà Nguyễn Lê Thị Thu Thảo-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Jơ Ta-cho biết: Việc triển khai các mô hình hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi đã tạo điều kiện cải thiện kinh tế cho các hộ nghèo. Thời gian tới, UBND xã phân công cán bộ và trưởng thôn cùng hệ thống chính trị của làng hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi bò, đặc biệt là cách phòng-chống các loại dịch bệnh. Cùng với đó, hướng dẫn người dân tận dụng nguồn phân chuồng có sẵn để bón cho cây trồng nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận.

Tập trung các nguồn lực hỗ trợ

Trước đây, cuộc sống của người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang) gặp vô vàn khó khăn. Từ khi tuyến đường từ trung tâm xã dẫn lên làng được bê tông hóa cùng hàng loạt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế đã giúp người dân từng bước thoát nghèo. Hơn 3 năm qua, từ các nguồn lực hỗ trợ, UBND xã Lơ Pang đã cấp 57.600 cây keo giống cho 28 hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS). Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cũng hỗ trợ 15 hộ dân tham gia mô hình trồng cà phê với quy mô 6,06 ha. Cùng với đó, hỗ trợ mô hình chăn nuôi dê cho 1 nhóm hộ với 5 con dê giống, hỗ trợ mô hình chăn nuôi ngan cho 3 hộ gia đình và hỗ trợ bò sinh sản cho 2 hộ. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ cấp cây cà phê trồng xen mắc ca cho 24 hộ với diện tích 8,4 ha.

Nhờ được hỗ trợ nuôi dê, gia đình anh Luy (làng Đê Bơ Tưk, xã Đak Jơ Ta) từng bước ổn định cuộc sống. Ảnh: Phạm Ngọc

Nhờ được hỗ trợ nuôi dê, gia đình anh Luy (làng Đê Bơ Tưk, xã Đak Jơ Ta) từng bước ổn định cuộc sống. Ảnh: Phạm Ngọc

Năm 2019, gia đình anh Hyưk (làng Pờ Yầu) được hỗ trợ 500 cây cà phê giống và 3 bao phân bón và được hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cà phê. Năm ngoái, vườn cà phê của gia đình đạt lợi nhuận hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn được hỗ trợ 1 con bò giống, đến nay đã đẻ bê con. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình dần cải thiện. “Gia đình tôi được chọn để hỗ trợ làm mô hình thí điểm trồng cà phê và nuôi bò, sau đó hướng dẫn cho dân làng làm theo. Tôi cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cà phê và nuôi bò cho bà con để từng bước vươn lên thoát nghèo”-anh Hyưk bộc bạch.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Bảng-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho biết: Năm 2022, toàn huyện có 2.847 hộ nghèo, chiếm 16,33% tổng số hộ. Trong đó, 2.572 hộ nghèo là người DTTS, chiếm 25,76% số hộ DTTS toàn huyện. Theo kế hoạch tỉnh giao, cuối năm 2023, toàn huyện giảm còn 2.316 hộ nghèo (giảm 3,3%, tương đương 531 hộ nghèo). “Năm 2023, huyện được phân bổ hơn 9,1 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực để triển khai các dự án, chương trình, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả; hỗ trợ cộng đồng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; đào tạo nghề, nhất là người DTTS”-ông Bảng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

null