Lương, thưởng Tết Dương lịch 2020, người lao động cần biết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tết Dương lịch, người lao động làm thêm giờ hưởng ít nhất 400% tiền lương, làm thêm vào ban đêm hưởng ít nhất 490% tiền lương.



Tết Dương lịch 2020, dù được nghỉ một ngày duy nhất nhưng người lao động (NLĐ) rất quan tâm, nhất là vấn đề tiền lương, thưởng

Được nghỉ làm và hưởng nguyên lương

Theo quy định tại điều 115 Bộ Luật Lao động 2012: NLĐ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ Tết, trong đó: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Tuy nhiên, ngày 1-1-2020 sắp tới rơi vào thứ Tư, chính vì vậy, NLĐ sẽ chỉ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương 1 ngày duy nhất.

Làm thêm giờ hưởng ít nhất 400% tiền lương

Như đã phân tích, NLĐ được nghỉ làm việc trong ngày Tết Dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí người lao động đi làm vào ngày này thì sẽ coi là làm thêm giờ.


 

 Người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Dương lịch sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường
Người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Dương lịch sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường



Lúc này, áp dụng khoản 1, điều 97 Bộ Luật Lao động 2012: NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

Do đó, nếu NLĐ làm thêm giờ trong ngày Tết Dương lịch sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Làm thêm vào ban đêm hưởng ít nhất 490% tiền lương

Khoản 2, điều 97 Bộ Luật Lao động quy định: NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Cụ thể, theo Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL, giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền công của NLĐ hưởng lương tháng vào ngày bình thường là A. Khi đó, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm trong ngày Tết Dương lịch của NLĐ ít nhất sẽ bằng: 300%A + 30%A + 20% x (300%A) = 390%A.

Đối với người hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, NLĐ còn được trả tiền lương ngày Tết theo quy định. Và như vậy, nếu làm thêm vào ban đêm dịp Tết Dương lịch thì tổng tiền lương mà NLĐ nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Có thể không được thưởng Tết

Liên quan đến tiền thưởng, theo Bộ Luật Lao động, cụ thể khoản 1, điều 103: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

Với quy định này có thể thấy, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết Dương lịch cho NLĐ. Doanh nghiệp có thể thưởng hoặc không, trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.