Lữ đoàn Pháo phòng không 234: 60 năm bảo vệ bầu trời Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ra đời cách đây 60 năm, Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 3) đã viết nên những chiến công vang dội, vinh dự được Bác Hồ 2 lần đến thăm. Ngày nay, phát huy truyền thống anh hùng, đơn vị tiếp tục nâng cao khả năng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc bầu trời Tây Nguyên.

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, với dã tâm đưa miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng phòng không ba thứ quân (là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, lấy bộ đội phòng không-không quân làm nòng cốt), tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân “đất đối không” sẵn sàng chiến đấu đập tan âm mưu của kẻ thù. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 01/QPQĐ thành lập Trung đoàn cao xạ dã chiến 57 mm (tiền thân của Lữ đoàn Pháo phòng không 234 ngày nay). Ngày 1-5-1963, tại thôn Bảo Sơn (xã Hạnh Phúc, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), Trung đoàn chính thức được thành lập.

Sau 1 năm thành lập, đơn vị được giao nhiệm vụ sang nước bạn phối hợp với bộ đội Pathét Lào cơ động phục kích đánh máy bay Mỹ bảo vệ đường số 7, là tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) với tỉnh Nghệ An. Chiến đấu trên đất bạn, Lữ đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, bắn rơi 5 máy bay T28 của Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc khác. Ngày 3-3-1965, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân chính thức giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn 234 cơ động chiến đấu ở Quân khu 4. Tại đây, Lữ đoàn đã tham gia chiến đấu nhiều trận. Trong trận đánh quyết liệt nhất diễn ra vào ngày 3 và 4-4-1965 để bảo vệ cầu Hàm Rồng-Phà Ghép, đơn vị đã bắn rơi 9 máy bay địch và làm mất khả năng chiến đấu của nhiều chiếc khác.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 luyện tập bám, nắm mục tiêu tại trận địa sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: T.D.H

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 luyện tập bám, nắm mục tiêu tại trận địa sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: T.D.H

Từ tháng 7-1965 đến năm 1972, Lữ đoàn đã chiến đấu bảo vệ Thủ đô và cơ động chiến đấu trên 18 tỉnh miền Bắc. Trong giai đoạn này, Lữ đoàn đã lập nên nhiều chiến công vang dội và vinh dự được 2 lần đón Bác Hồ đến thăm. Tháng 1-1973, Lữ đoàn được lệnh vào chiến trường B3 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng ở các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum và Đak Lak. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Lữ đoàn liên tục chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành từ Đức Lập qua Buôn Ma Thuột dọc đường 21 đến Nha Trang, Cam Ranh. Vượt qua gian khổ, hy sinh, Lữ đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lữ đoàn đã bắn rơi 37 máy bay các loại của địch, trong đó có 13 chiếc rơi tại chỗ.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Lữ đoàn và 1 đại đội vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra, các tập thể, cá nhân trong đơn vị được tặng 7 Huân chương Quân công hạng ba, 13 Huân chương Chiến công hạng nhất, 12 Huân chương Chiến công hạng nhì, 43 Huân chương Chiến công hạng ba và nhiều phần thưởng khác.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Lữ đoàn được Quân đoàn 3 giao nhiệm vụ cơ động từ Cam Ranh về Đông Nam Bộ chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành chi viện cho Sư đoàn 10 làm nhiệm vụ thọc sâu đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó phát triển đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy.

Mở đầu chiến dịch, Lữ đoàn cùng với Sư đoàn 10 đập vỡ tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch ở Củ Chi và liên tục đột phá quét sạch mọi ổ đề kháng của địch ở ngã tư Bảy Hiền, tiến công và làm chủ Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Trong 18 ngày cơ động chiến đấu ác liệt, Lữ đoàn đã đánh 27 trận (gồm 12 trận đánh máy bay, 15 trận đánh địch mặt đất), đánh 150 tốp với 230 lượt máy bay của địch, bắn rơi 3 chiếc máy bay.

Sau khi đất nước thống nhất, đơn vị giúp đỡ các địa phương xây dựng chính quyền, truy quét FULRO, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và cơ động ra bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1987, Lữ đoàn trở lại Tây Nguyên, mảnh đất ghi dấu bao chiến công của đơn vị. Những năm qua, Lữ đoàn đã cử hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ chính quyền và người dân các huyện: Chư Pưh, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Prông xây dựng nông thôn mới. Riêng từ năm 2020 đến nay, đơn vị đã giúp các địa phương làm mới hơn 1,3 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, làm mới 30 căn nhà; cải tạo hàng trăm vườn tạp; dọn dẹp vệ sinh đường làng; cải tạo 1,3 km kênh mương nội đồng. Những việc làm ấy đã được cấp ủy, chính quyền và người dân các địa phương đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn luôn chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập theo phương án, kế hoạch đã được phê duyệt; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành trên trận địa pháo là chính; chú trọng huấn luyện đêm, nâng cao trình độ làm chủ vũ khí, trang bị trong biên chế; tập trung nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy, phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ các cấp theo phương châm “Nắm chắc lý thuyết, giỏi thực hành, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sát thực tế chiến đấu”, thực hành đúng “4 biết, 4 được”.

Nhờ vậy, chất lượng huấn luyện, diễn tập của Lữ đoàn hàng năm không ngừng nâng lên. Nhất là tổ chức diễn tập chỉ huy-cơ quan, tham gia diễn tập hiệp đồng quân binh chủng do Quân đoàn 3 và Bộ Quốc phòng tổ chức, Lữ đoàn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được các cấp ghi nhận và đánh giá cao. Hàng năm, 100% nội dung huấn luyện đạt yêu cầu, trong đó có trên 80% đạt khá và giỏi.

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá trong nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá nhiệm kỳ 2025-2030

(GLO)- Chiều 11-7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2025-2030). Đại tá Đinh Văn Thê-Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự và chỉ đạo đại hội.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

(GLO)- Ngày 8-7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua cao điểm “Phất cao cờ hồng tháng Tám, Thi đua giành 3 nhất" và Phong trào thi đua "Bộ đội Biên phòng tỉnh thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

null