Lớp học đặc biệt ở Hà Ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Công an xã Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) tiến hành mở “lớp học tình thương” nhằm xóa mù chữ trong cộng đồng. Việc làm ý nghĩa này góp phần tô đẹp hình ảnh người chiến sĩ Công an hết lòng vì người dân.

Cứ vào tối thứ hai và thứ năm hàng tuần, tại điểm trường làng Kret Krot của Trường Tiểu học Hà Ra số 1 lại vang lên tiếng đánh vần học chữ của những học trò đặc biệt. Học viên đa phần là phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, có người đang nuôi con nhỏ nhưng cũng có người đã lên chức bà.

Lớp học khai giảng vào ngày 24-12-2023. Người được Công an xã Hà Ra giao nhiệm vụ đứng lớp là Trung úy Lê Tuấn Thành. Những cán bộ khác hỗ trợ loa máy, máy chiếu. Công an xã tự bỏ kinh phí và vận động kinh phí để mua bảng, phấn, sách vở cho bà con. Lớp học còn nhận được sự hỗ trợ của thầy Y Cưn-giáo viên Trường Tiểu học Hà Ra số 2.

Trung úy Lê Tuấn Thành hướng dẫn học viên cách phát âm chữ cái. Ảnh: M.N

Trung úy Lê Tuấn Thành hướng dẫn học viên cách phát âm chữ cái. Ảnh: M.N

Mở đầu buổi học, Trung úy Lê Tuấn Thành kiểm tra kiến thức bài cũ, tiếp đó dạy những từ mới trên bảng, chỉ cách phát âm. Một vài người lớn tuổi loay hoay nhưng chữ viết vẫn không tròn đẹp, anh ân cần cầm tay hướng dẫn, động viên bà con kiên trì.

Theo anh Thành, lúc đầu đứng lớp, anh cũng gặp không ít khó khăn bởi thiếu kỹ năng sư phạm; trong khi người dân thì rụt rè, chưa mạnh dạn trong học tập. Vì thế, ngoài những giờ làm việc, anh tranh thủ nhờ bạn bè công tác trong ngành Giáo dục hướng dẫn soạn giáo án, phương pháp truyền đạt kiến thức. Đồng thời, anh mày mò, tìm hiểu trên mạng xã hội cách dạy gần gũi, dễ hiểu để buổi học bớt khô khan, người học tiếp thu kiến thức thuận lợi.

Sau hơn 1 tháng vật lộn với những con chữ, chị Mah (SN 1995) đã có thể viết tên mình và đọc được nhiều chữ cái. Chị chia sẻ: “Trước đây, mình chỉ học hết lớp 1 rồi nghỉ. Sau đó, mình quên dần cái chữ. Mỗi lần có giấy tờ cần phải ký tên, mình không biết ký mà phải lăn tay. Mình đi học để biết đọc, biết viết”.

Chị Pre chưa vắng mặt buổi học nào mặc dù con nhỏ mới 4 tháng tuổi. Ảnh: M.N

Chị Pre chưa vắng mặt buổi học nào mặc dù con nhỏ mới 4 tháng tuổi. Ảnh: M.N

Nhà có 5 đứa con, đứa nhỏ tuổi nhất mới 4 tháng nhưng chị Pre vẫn đi học rất đều đặn. Những lúc ông bà bận không thể chăm cháu giúp, chị lại địu con đến lớp để học chữ. Chị bày tỏ: “Con đầu của mình học lớp 8 rồi, thầy-cô giáo gửi giấy tờ về cho phụ huynh, mình không biết chữ nên phải nhờ người đọc giúp. Nhiều lúc xấu hổ lắm. Mình đi học để tạo động lực cho con cái học tập chăm chỉ hơn”.

Chia sẻ về việc mở lớp học tình thương, Trung úy Thành cho biết thêm: “Trong thời gian làm việc tại xã Hà Ra, tôi thấy người dân ở đây còn nhiều thiệt thòi, hạn chế, trong đó có việc học. Tôi bàn với các đồng chí trong đơn vị mở lớp học tình thương với mong muốn giúp bà con nắm bắt con chữ, từ đó nâng cao nhận thức, vươn lên trong cuộc sống”.

Khi Công an xã đề xuất mở lớp học tình thương, chính quyền xã Hà Ra rất ủng hộ. Trước khi mở lớp, Công an xã cùng Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kret Krot đến từng nhà để vận động, thuyết phục người dân đi học. Lớp hiện duy trì khoảng 30 học viên. Hầu hết bà con đều ham học, tiến bộ từng ngày.

Bám sát lớp học, lực lượng Công an luôn động viên bà con vượt qua khó khăn, đi học chuyên cần để cải thiện trình độ dân trí. Đồng thời, các cán bộ, chiến sĩ còn lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Cuối mỗi buổi học thường có phần giao lưu văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi.

Ông Yung-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ra-cho biết: Làng Kret Krot từng là điểm nóng về tà đạo “Hà Mòn”. Đảng ủy, UBND xã ghi nhận và đánh giá cao mục đích tổ chức lớp học tình thương của Công an xã. Trong quá trình triển khai, chúng tôi thường xuyên hỗ trợ về cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy và học. Đây là hoạt động nhân văn, thể hiện sự quan tâm của cán bộ, chiến sĩ Công an xã đối với bà con dân tộc thiểu số.

Trao đổi với P.V, Thiếu tá Nguyễn Hữu Ánh-Trưởng Công an xã Hà Ra-chia sẻ: “Lớp học tình thương nhằm mục đích giúp bà con biết đọc, biết viết, nâng cao dân trí. Chúng tôi quyết tâm thực hiện bằng được mục đích xóa mù chữ và cố gắng nhân rộng mô hình này ra các làng trên địa bàn xã.

Ngoài dạy học, Công an xã cũng đã huy động nguồn lực để trao tặng 1 căn nhà tình thương cho gia đình anh Kim (làng Bok Ayơi) trị giá hơn 54 triệu đồng, cùng hàng trăm phần quà cho người dân. Thông qua những hoạt động ý nghĩa, chúng tôi mong muốn bà con đoàn kết, nâng cao nhận thức để chung tay giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

(GLO)- Ngày 6-2, thầy và trò các cấp học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Cùng với hoạt động “khai xuân” sôi nổi, các trường học đã ổn định nền nếp, triển khai công tác dạy và học, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Chi Lăng năm học 2024-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Trường THPT Chi Lăng tạo lập môi trường giáo dục toàn diện

(GLO)- Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khẳng định thương hiệu, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Trong mùa xuân mới này, nhà trường tiếp tục hành trình tạo lập môi trường giáo dục toàn diện với bao niềm tin và hy vọng.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.